Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế
Tác giả: Douglas Bandow
Người dịch: Phạm Nguyên Trường
Thành công về kinh tế tạo điều kiện cho người ta sử dụng một cách đầy đủ hơn lợi thế của những quyền tự do khác. Kiếm được một ít tiền rồi chu du khắp thế giới, đi làm nghiên cứu sinh, xuất bản một tờ báo, ủng hộ quỹ từ thiện, ủng hộ một chiến dịch hay một chính khách mà bạn chọn. […] Những người có ít quyền tự do kinh tế cũng sẽ có ít những lựa chọn tương tự như thế.
Thời đại khai sáng ở châu Âu (4)
Những yếu tố tạo nên con người thế kỷ 17
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trong bài trước, chúng ta đã kết luận rằng, trào lưu khai sáng thăng hoa trong thế kỷ 18. Nhưng nói cho cùng, các thành quả của thế kỷ 18 cũng chỉ là bước tiến tất yếu của quá trình vận động khai sáng bắt đầu từ thế kỷ 17, được xem là gốc rễ, và cũng là xung lực cho những thành tựu về sau. Nhưng điều gì đã làm cho thế kỷ 17 quan trọng đến thế? Câu trả lời thật rõ ràng: Là con người! Là tư duy tự do và ý chí hành động của tầng lớp trí thức mới. Vậy yếu tố nào đã làm cho những con người trước đây chỉ biết thuần phục giáo điều ý thức hệ và quyền lực, bỗng trở nên những con người tự chủ đặc biệt của thế kỷ 17, có năng lực làm chuyện lấp biển vá trời, đưa cả lục địa thoát khỏi tình trạng lạc hậu trung cổ?
Nước: Tử huyệt của Trung Quốc
Tác giả: YOICHI FUNABASHI
Người dịch: Tôn Thất Thông
Cách đây vài tuần, chúng tôi đăng bài viết trên diendan.org về sự khan hiếm nước trầm trọng ở hạ lưu sông Mê Kông trong mùa hè vừa qua với hệ lụy vô cùng lớn trong tương lai. Sự khan hiếm nước này có thể sẽ tăng tốc khi Trung Quốc chặn các đập ở Mê Kông và trên các nhánh của nó, mục đích là giữ nước để cung cấp cho nhu cầu nội địa của họ ngày càng nguy cập. Bài viết sau đây của Yoichi Funabashi làm rõ hơn, nhu cầu về nước của Trung Quốc lớn dường nào với hệ lụy khó lường: “Trong tương lai, các cuộc đấu tranh khốc liệt về tài nguyên nước và cuộc đua xây dựng các con đập sẽ bao trùm không chỉ các quốc gia khu vực Hy Mã Lạp Sơn, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, mà cả các quốc gia hạ nguồn như Bangladesh, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
[Đọc tiếp]
Hoặc đọc ở đây, hoặc tải PDF ở đây
Về khái niệm tư duy phản biện
Tác giả: RUSSELL BROOKER
Người dịch: Phạm Thị Ly
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật. Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học, tuy các nhà giáo dục vẫn còn tranh luận về ý nghĩa chính xác và tầm cỡ của vấn đề này.
Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn S. Freud
Tác giả: Mạc Văn Trang
DĐKP: Xã hội Việt Nam ngày càng xảy ra nhiều bạo lực, nhưng ít ai chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa dựa vào các nguyên lý về tâm lý xã hội, cho nên cũng chỉ nêu lên một cách tiêu cực, than vắn thở dài mà không tìm được lối thoát, đôi khi vội vàng kết án sai đối tượng. Nhà phân tâm học người Áo, Sigmund Freud phát triển một nền tảng lý thuyết có thể giúp chúng ta lý giải phần nào nguyên nhân sinh ra con người bạo lực. Bài viết sau đây của GS TS Mạc Văn Trang là một trong rất ít bài hiếm hoi sử dụng nền tảng lý thuyết của Freud để soi sáng thêm nguyên nhân của bạo lực trong xã hội Việt Nam. Xin cám ơn tác giả đã cho phép đăng trên DĐKP.
Có điều gì sai lầm nghiêm trọng trên sông Mê Kông
Tác giả: Tom Fawthrop, The Diplomat ngày 26.8.2019
Người dịch: Tôn Thất Thông
Hạn hán năm nay chỉ là một bản dạo đầu của các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu nhà nước không thay đổi chính sách.
Cốt lõi của tự do là tự do kinh tế
Tác giả: Deirdre Nansen McCloskey
Người dịch: Phạm Nguyên Trường