Trang chủ » 2016 » Tháng Một

Monthly Archives: Tháng Một 2016

Tháng Một 2016
H B T N S B C
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Thư viện

Chính sách kinh tế qua nghị quyết đại hội XII (tóm tắt)

Tôn Thất Thông, Cộng Hoà Liên Bang Đức

Thêm một lần nữa, nghị quyết đại hội XII đảng CSVN xác định đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Gạt ra ngoài những luận giải dựa trên quan điểm chính trị, chúng ta thử xem đó sẽ là đường lối khả thi để đưa kinh tế nước nhà vươn lên, hay đường lối ấy đã mang sẵn mầm mống mâu thuẩn nội tại và sẽ dẫn nền kinh tế quốc dân vào ngõ bí? Sau đây là vài lý giải đứng trên quan điểm ròng kinh tế.

[Đọc tiếp]

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết công phu, nghiêm túc và có giá trị của giáo sư Trần văn Thọ, chuyên gia kinh tế đã từng cố vấn kinh tế cho chính phủ Nhật. Bài này dự kiến phát biểu tại Hội Thảo hè 2015 tại Berlin, nhưng vì lý do bất khả kháng, tác giả không tham dự được.
Xin đọc tiếp: Trần Văn Thọ – Thời Đại Mới – Số 33, tháng 7, 2015

Đông Âu 25 năm hậu cộng sản

Đã 25 năm kể từ ngày toàn bộ gần 15 nước Đông Âu sụp đổ, chấm dứt một thời kỳ hơn 45 năm xã hội chủ nghĩa với chế độ độc đảng. Sau đó không lâu Liên Bang Xô Viết cũng tan rã để cho các nước vệ tinh chung quanh giành lại độc lập. Về mặt chính trị, rõ ràng đây là một bước tiến cách mạng lớn nhất thế kỷ. Về mặt kinh tế, các nước Đông Âu có tăng trưởng hơn hay không? Dân chúng Đông Âu bây giờ thỏa mãn hơn với cuộc sống mới hay còn tiếc nuối chế độ cũ? Hai tác giả Shleifer và Treisman làm một tổng kết có giá tri, Trân Ngọc Cư dịch ra tiếng Việt.
Xin mời quí độc giả theo dõi:
Bản dịch của Trần Ngọc Cư: Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu cộng sản. Pro&Contra, Tháng 11 30, 2014
Bản gốc tiếng Anh của Andrei Shleifer and Daniel Treisman: Normal Countries
The East 25 Years After Communism
. Foreign Affairs November 2014

Đặc san Quốc Học 2016 (tóm tắt)

Đặc San Quốc Học 2016 được ấn hành nhân kỷ niệm 120 NĂM KHAI SINH TRƯỜNG QUỐC HỌC-HUẾ. Trường Quốc Học từ khi thành lập đến nay đã giáo dục những thế hệ học trò thành người có tài trên nhiều lãnh vực, trong số đó có những nhân vật lịch sử. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với bạn đọc một đặc san với nội dung phong phú và hình thức trang nhã .
[Đọc tiếp…]

Câu chuyện đầu năm: thoát khỏi sợ hãi

Tác giả: Nguyễn Quang Dy
“Thoát khỏi sợ hãi” không phải là một ý tưởng mới, nhưng Aung San Suu Kyi đã làm mới và đúc kết nó lại thành một lý thuyết mới và niềm tin vững chắc, không những dựa trên triết lý Phật giáo và các tri thức phổ quát khác, mà còn dựa vào trải nghiêm của chính bản thân minh đã bị chính quyền độc tài quân sự đầy đọa suốt hai thập kỷ bằng quản thúc biệt lập. Lý thuyết này đã được Suu Kyi trình bày rõ trong bài luận “Thoát khỏi sợ hãi” (1990) …
[…] Muốn chống cực đoan phải thoát khỏi sợ hãi, và muốn thoát khỏi sợ hãi phải chống cực đoan, không phải chỉ từ bên ngoài mà còn từ bên trong (chính mình). Muốn chống bạo lực, khủng bố, chiến tranh, và muốn hòa giải, hòa hợp, hòa bình và hợp tác, trước hết phải thoát khỏi tâm trạng sợ hãi và hận thù , phải thoát khỏi tư duy cực đoan và cuồng tín, để thực sự thay đổi trước khi quá muộn.
[Đọc tiếp một bài viết rất sâu sắc]

Không để ý thức hệ giáo điều cản trở

Tờ Tạp Chí Cộng Sản cuối tháng 11.2015 có một bài báo rất lý thú của GS Hoàng Chí Bảo mà trang mạng BBC Tiếng Việt tóm tắt bình luận. Luận cứ GS Bảo nêu ra không mới mẻ lắm. Điều hết sức mới ở đây trước hết là, tác giả Hoàng Chí Bảo là nhà lý luận hàng đầu của đảng Công sản VN, ông dám trình bày một cách công khai những phê phán về cái mà ông gọi là “biệt phái”, “giáo điều” trong đảng Cộng sản, lại trình bày trong tạp chí lý luận của đảng CSVN. Có vẻ như trong nội bộ đảng CSVN đã có một chuyển biến nào đấy về đòi hỏi phải thay đổi tận gốc rễ tư duy lỗi thời của đảng CSVN.
[Xem bình luận của  BBC]
[Hoặc bản gốc trên tạp chí CS]