Tỉnh thức từ một giấc mơ hoang tưởng
Tác giả: Wilhelm Schmid
Người phỏng vấn: Kurt-Martin Mayer, tuần báo FOCUS
Người dịch: Tôn Thất Thông
Người dịch giới thiệu: Chiến tranh Ukraine đã kéo cả thế giới vào một cuộc khủng hoảng hiếm có. Nạn lạm phát lên cao trong hầu hết các nước. Giới trung lưu thì lo lắng cho túi tiền eo hẹp của mình, nhiều người còn giận dữ phàn nàn. Trong lúc đó, GS Wilhelm Schmid, triết gia về nghệ thuật sống, thì tỉnh táo hơn và xem đây là cơ hội để mọi người thay đổi lối sống, vừa đối phó hiệu quả với giá cả ngày càng tăng, vừa góp phần gián tiếp giải quyết tệ nạn tàn phá môi trường. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng xin mời quý vị thưởng lãm bài phỏng vấn. Và nếu quý vị có thể làm được vài chuyện mà bài này nêu ra, như tiết chế nhu cầu tiêu thụ, cắt giảm chi tiêu, hạn chế du lịch đường xa, bớt sử dụng ô tô hàng ngày v.v… thì quý vị đã góp phần đáng kể để ngăn chặn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau.
COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào
COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào và ASEAN phải ứng phó ra sao?
Giám đốc nghiên cứu: Hong Jukhee
Nhóm biên tập: Mohd Imran Said Mohd Shamsunahar, Eleen Ooi Yi Ling, Nor Amirah Mohd Aminuddin. CARIASEAN Research and Advocacy | 11 tháng 4, 2020
Người dịch: Lê Nguyễn
Lời giới thiệu: Nghiên cứu này được viết vào giữa tháng 4 năm 2020 trong giai đoạn thế giới đang hết sức hoảng hốt, lo sợ, bối rối đối đầu với đại dịch Covid-19 như một bóng đen ập xuống. Thị trường chứng khoán dao động trong biên độ khủng hoảng hàng ngày tưởng chừng như có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Đã gần hai năm trôi qua nhưng đại dịch vẫn còn đó, cho dù thế giới có phần bình tỉnh hơn do có thêm vắc xin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhưng các biến thể vi rút vẫn tiếp tục xuất hiện do số lượng chích ngừa vẫn còn rất thấp, nhất là ở các nước đang phát triển. Tác động gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của Covid-19 từ những ngày đầu đại dịch vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn, lạm phát đã trở lại sau nhiều thập kỷ vắng bóng. Bài viết này đã có gần hai năm nhưng vẫn còn giá trị tham khảo xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.