Trang chủ » Văn thơ

Category Archives: Văn thơ

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Dương Thu Hương – Người nước ngoài nghĩ gì về tiểu thuyết „Chốn Vắng“?

Tác giả: Ninh Dương (tóm lược từ các bài điểm sách Anh và Pháp ngữ)

DĐKP giới thiệu: Qua tác phẩm “Chốn vắng”, nữ văn sĩ Dương Thu Hương đã lọt vào mắt xanh của Viện Hàn Lâm Pháp và đoạt giải thưởng danh giá “Prix mondial Cino Del Duca“ năm 2023. Một vinh dự rất hiếm có. Chắc hẳn độc giả Việt Nam muốn tìm hiểu xem, yếu tố nào trong tác phẩm của Dương Thu Hương đã đánh động tâm hồn giới thưởng ngoạn nước ngòai, và làm sao tâm tư người Việt Nam có thể đi vào tầng sâu của lòng người ngoại quốc. DĐKP xin giới thiệu bài viết đặc sắc của Ninh Dương. Anh đã đọc hàng chục bài điểm sách và phê bình văn học tiếng Anh và Pháp liên quan đến tác phẩm “Chốn vắng”, để rút ra những phần sâu sắc nhất, tổng kết và sắp xếp lại trong một cấu trúc tài tình để giới thiệu độc giả. Tuy trong bài có rất nhiều trích dẫn, nhưng độc giả không hề thấy phong thái của “văn dịch”, mà bài viết toát ra một văn phong thanh thoát rất Việt Nam. Với kinh nghiệm sống nhiều năm ở châu Âu, Ninh Dương đã thành công trong việc chuyển tải tâm hồn giới điểm sách ngoại quốc sang sự tinh tế trong ngôn từ Việt Nam. Xin nhường lời cho Ninh Dương chuyện trò với độc giả.

[Đọc tiếp]

Giới thiệu sách: Dù lạc phương nao…

Tác giả: Khuê Phạm
Giới thiệu: Nguyễn Tường Bách

DĐKP ghi chú: Ngày hôm nay, 13.9 đánh dấu một sự kiện văn học có ý nghĩa trên văn đàn Đức. Nhà xuất bản BTB (Penguin Random House Verlagsgruppe) chính thức phát hành cuốn tiểu thuyết của nữ văn sĩ Khuê Phạm, một gương mặt quen thuộc trên truyền thông Đức qua những bài phóng sự, tiểu luận sâu sắc về nhiều đề tài từ chính trị, đến văn học, nhân văn và xã hội. Trước đây, Khuê Phạm đã xuất bản một cuốn hồi ký, viết chung với hai bạn đồng nghiệp Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ (Wir Neuen Deutschen). Nhưng lần này, Khuê Phạm viết tiểu thuyết. Gọi là tiểu thuyết đầu tay, nhưng văn phong và nội dung gói ghém một bề dày kinh nghiệm hiếm thấy. Xin giới thiệu bài viết đặc sắc của TS Nguyễn Tường Bách, viết về tiểu thuyết của Khuê Phạm dưới góc nhìn toàn bích của một độc giả, một văn sĩ, một thiền giả, một lãng tử tha hương đã hơn 50 năm.

[Đọc tiếp tại đây]

Đại dịch mới quá và lớn quá nên ta chưa thấy hết mọi hệ quả của nó

Phỏng vấn TS Nguyễn Tường Bách

TTO – Nhà nghiên cứu, tác giả, dịch giả Nguyễn Tường Bách trò chuyện với Tuổi Trẻ về quan điểm, chia sẻ chiêm nghiệm của một nhà khoa học, một tác giả, dịch giả trước cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu…

DĐKP xin cám ơn tác giả Nguyễn Tường Bách cho phép đăng trên trang mạng này.

[Đọc tiếp tại đây]

Ngọn đồi ta leo

Tác giả: Amanda Gorman – The hill we climb
Chuyển ngữ: Tôn Thất Mậu

Một sớm mai thức dậy
Ta phân vân tự hỏi:
Ánh sáng tìm đâu ra
Trong đêm đen bất tận…

[Đọc tiếp tại đây]

Truyện Kiều (Thơ và chú giải)

Tác giả: Nguyễn Du
Chú giải:
Ngô Minh Trực (Tựa đề: Tìm Hiểu Truyện Kiều)

DĐKP giới thiệu: Có người bạn giới thiệu công trình nghiên cứu về Truyện Kiều, tôi vội mở ra xem. Càng đọc càng thích thú ngạc nhiên. Chỉ mới 20 trang đầu, người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nhưng nhận xét chung là: công phu, tỉ mỉ, nghiêm túc và đáng tin cậy. Chúng tôi chưa từng đọc một tác phẩm chú giải nào công phu đến thế! Không riêng những câu khó, với người không giỏi chữ nôm, chắc là bó tay và cần giải thích, chẳng hạn “Lạ gì bỉ sắc tư phong”.  Cả những câu không khó lắm như “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” tác giả cũng tỉ mỉ giải thích tường tận. Thật bổ ích cho mọi người, nhất là những người dạy Truyện Kiều cho học sinh lại càng cần để đối chiếu đúng sai trước khi lên bục giảng. Tin mừng: tác giả nói rõ, bản PDF này “chỉ tặng, không bán”. Mỗi người nên download về lưu trữ, chắc sẽ nhiều lúc còn cần đến.

[Đọc tiếp hoặc download ở đây]

 

Prometheus

Tác giả: Johann Wolfgang von Goethe
Người dịch: Phạm Hải Hồ

Goethe sáng tác bài ode Prometheus trong khoảng thời gian 1772-1774 giữa trào lưu văn học đươc gọi theo tên vở kịch “Sturm und Drang” (tạm dịch là “Giông bão và thôi thúc”) của nhà thơ – nhà soạn kịch Friedrich Maximilian Klinger. Trào lưu Giông bão và thôi thúc hình thành trong thời đại Khai sáng và kéo dài từ năm 1770 đến 1780…

[Đọc tiếp]

Điểm sách: On Earth We’re Briefly Gorgeous, của Ocean Vương

Người điểm sách: Đỗ Kim Thêm

Trong sự đòi hỏi về nghệ thuật cao độ, có một cái gì đó mới thành hình. Bằng văn phong mới lạ và ngôn ngữ xuất sắc, Ocean Vương tổng hợp thành công các lĩnh vực tự truyện, thi ca và tiểu luận. Tác giả xem sáng tạo về đề tài bản sắc như là một vai trò tự ủy thác để giải phóng cho thân phận mình.

[Đọc tiếp]

Ocean Vương và tác phẩm 24 thứ tiếng

Phỏng vấn: Khuê Phạm (ZEIT ONLINE Team)
Người dịch: Tôn Thất Thông

ND: Hiếm khi có một tiểu thuyết của tác giả gốc Việt trở thành Bestseller được dịch ra 24 thứ tiếng. Và càng thú vị hơn khi được đọc bài phỏng vấn tác giả rất đặc sắc trên báo chí quốc tế. Điều thú vị thứ nhất, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt mới 30 tuổi, vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay trong năm nay, đã trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thứ hai, Ocean Vương rời bỏ Việt Nam năm 1990 lúc mới lên hai, gia đình nông dân nghèo, không ai giúp đỡ nhưng cuối cùng, với hai bàn tay trắng đã vươn lên vị trí vinh quang mà hàng triệu người mơ ước. Thứ ba, người phỏng vấn là nhóm ký giả tờ báo lớn của Đức, ZEIT ONLINE, được hướng dẫn bởi nữ ký giả Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ tư, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Lối đặt câu hỏi và phong cách đối đáp của hai bên quả thật tuyệt diệu đối với dân nhập cư, nhất là người nhập cư châu Á. Cuộc phỏng vấn cho ta thêm một cảm giác thú vị rằng, cộng đồng trí thức Việt Nam ở hải ngoại không phải chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng. Người dịch xin thay đổi tựa đề cho phù hợp.

[Đọc tiếp]

Dịch thơ: Tiếng thu

Thi sĩ: Lưu Trọng Lư
Người dịch: Trần Ngọc Cư

DĐKP: Chúng tôi vừa nhận được bài dịch thơ của một bằng hữu lâu năm và là một dịch giả Anh-Việt nặng ký của văn đàn hải ngoại, Trần Ngọc Cư. Tiếng Thu là một bài thơ tình tiền chiến không thể thiếu được trong các tập thơ chép tay của học sinh thập niên 60. Trần Ngọc Cư lúc ấy là học sinh giỏi nhất trường Quốc Học Huế (trường nữ Đồng Khánh có TTND). Ngay cả với những người đã sống ở Mỹ gần 50 năm, việc dịch văn chương, biên khảo vốn không dễ, dịch từ Việt sang Anh lại càng hiếm, dịch thơ càng khó và hiếm gấp bội, nhưng âm hưởng của bài dịch sau đây sẽ để lại trong tâm hồn độc giả những phút giây êm ả lạ thường.

[Đọc tiếp]

Buch der Zeit

Thơ của Lan Anh

Ein Leben, ein Buch
Roman,
Gedicht,
Geschichte.
Seite um Seite,
Kapitel um Kapitel,
Anfang und Ende.
Geschrieben, revidiert,
Ohne schieren Anfall..