Khai sáng và tiến bộ (II)
Tiến bộ
Tác giả: Thái Kim Lan – Ludwig Maximilian Universität, München
Trong thảo luận về “Khai sáng” (Thời Đại Mới 11/2004), vấn đề tiến bộ cũng đã được nêu ra. “Tiến bộ” ở đây được hiểu theo nghĩa quá trình chuyển đổi bao gồm nội dung và mục đích của khai sáng Âu châu. Bài viết sau đây sẽ chỉ tập trung vào những vấn nạn liên quan đến “tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kinh tế” như thành tựu của khai sáng. Chắc chắn bài này sẽ lặp lại một số ý tưởng của bài Khai sáng nhìn từ góc độ triết sử tây phương (Thời đại mới, số 3, năm 2004) khi bàn đến các triết thuyết liên quan; những điều lập lại này hi vọng có thể làm cho vấn đề đi trước thêm sáng tỏ.
Khai sáng và tiến bộ
Khai sáng và tiến bộ – Nhìn từ góc độ triết sử Tây phương
Tác giả: Thái Kim Lan – Ludwig Maximilian Universität, München
“Khai sáng và tiến bộ” thường được hiểu là thành tựu tinh thần khoa học của triết học Tây phương từ thế kỉ thứ 17, 18. Bài viết này do đó sẽ thảo luận “Khai sáng và tiến bộ” trên bình diện ấy từ góc độ triết sử, nhưng kết luận của nó sẽ để ngỏ cho những thảo luận kế tiếp chung quanh vấn đề “khai sáng” trên bình diện rộng hơn, toàn thể hơn, vượt khỏi giới hạn Âu châu, bởi lẽ, tuy thuật ngữ “khai sáng” dùng để chỉ khuynh hướng nổi bật của thời tân tiến, nó còn được hiểu như một tiến trình khai phóng của con người trong bối cảnh lịch sử nói chung cũng như từ mỗi hoàn cảnh hiện sinh riêng biệt trong thế giới thực tại mà con người đang sống. Do đó những triết thuyết Ðông phương về khai sáng của Khổng học, Ðạo học và Phật học cũng nên được thảo luận trong tương quan này…
Lịch sử văn minh châu Âu (3)
Tỉnh giấc giữa đêm dài trung cổ
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Trong một bài viết trước đây, chúng ta đã đi đến kết luận tương đối chắc chắn rằng, ở ngưỡng cửa năm 1000, mọi dân tộc đều nghèo nàn lạc hậu như nhau, trình độ văn minh cũng tương đối ngang nhau. Ngoại trừ một thiểu số quan lại vua chúa và hàng giáo phẩm cao cấp sống xa hoa, còn lại thì mức sống của người dân trên các lục địa đều thô sơ như nhau, mặc không đủ ấm, ăn vừa đủ no để sinh tồn và duy trì nòi giống. Nhưng câu hỏi lý thú là: tại sao trong 800 năm tiếp theo, văn minh châu Âu vượt xa các lục địa khác, trong lúc châu Á giẫm chân tại chỗ? Một phần của câu trả lời – cũng là một phần rất quan trọng – có thể được tìm thấy khi khảo sát giai đoạn hậu trung cổ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16, giai đoạn mà nhà sử học François Guizot người Pháp gọi là thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm tìm đường.
Xin giới thiệu với độc giả bài đầu tiên trong một loạt nhiều bài khảo sát giai đoạn thử nghiệm hết sức đặc thù này.
Thư gởi anh Diệu
Tác giả: Cao Huy Thuần
DĐKP giới thiệu: GS Phan Đình Diệu vừa từ giã chúng ta hôm 13.5.2018. Chúng ta mất đi một nhà trí thức, mà trí tuệ và dũng khí rất hiếm gặp trong xã hội thoái hóa hiện nay ở Việt Nam. Để tưởng nhớ, DĐKP xin đăng lại bài viết của GS Cao Huy Thuần. Đây là bức thư như viết cho một người bạn, thân thiết như lời tâm sự với người yêu, nhưng có lúc nghiêm trang như một hồi chuông cảnh tỉnh, lúc khác là một nhắc nhở thân tình, ” như khi nhìn lên trời, thấy trăng lưỡi liềm, hãy biết chắc rằng mai mốt trăng tròn”.
Nhớ và ghi vội đôi điều về anh Phan Đình Diệu
Tác giả: Nguyễn Hoàng
DĐKP giới thiệu: Anh Phan Đình Diệu, cựu Viện Trưởng Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển, cựu Viện Phó Viện Khoa Học Việt Nam, vừa từ trần ngày 13.5.2018. Dù là “người trong cuộc”, và mặc dù bị chèn ép, đe dọa, trấn áp, anh Diệu luôn là người đấu tranh cho lẽ phải trong một đất nước đầy rẫy chuyện xấu xa. Anh đấu tranh theo cách riêng của anh, chắc hẳn đã có hiệu quả nhất định, và quan trọng hơn là những điều anh đã làm cho dân cho nước. Tôi nhớ một lần gặp anh năm 1987 tại Đức, anh có nói đại khái là “các anh đừng lo, chủ nghĩa xã hội trên thế giới sẽ tan rã trễ lắm là năm 2000”. Đó không phải là một điều tiên tri, mà là phán đoán với trí tuệ và viễn kiến. CNXH ở Nga và Đông Âu đã sụp đổ sớm hơn 10 năm như dự đoán, nhưng ở Việt Nam thì chưa. Chúng ta sẽ là những người tiếp nối bước chân anh Phan Đình Diệu cho những chuyện còn lại, cuối cùng thì cũng là làm cho dân cho nước như ý nguyện anh Diệu.
Xin giới thiệu với độc giả bài tâm tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Hoàng.
Đỡ đạn từ chiến hào kinh điển
Chuyện kể của Nguyễn Thanh Việt, The Washington Post ngày 3/5/2018
Người dịch: Trần Ngọc Cư
Nguyễn Thanh Việt là nhà văn đoạt giải văn chương Pulitzer, tác giả của “The Sympathizer,” “The Refugees,” và “Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.” Ông là giáo sư Anh văn tại Đại học Nam California.
Các tác phẩm của người nhập cư, người nước ngoài và các nhóm thiểu số không làm suy yếu chương trình văn học ‘cổ điển’. Chúng làm giàu nó thêm.
Lịch sử văn minh Châu Âu (2)
Gia tài của đế chế La Mã
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Người La Mã tiếp thu nền văn minh Hy Lạp một cách chọn lọc và áp dụng rộng rãi trong đế chế. Nhưng họ rất thực dụng và thể hiện tính chất đó qua nhiều dạng thức khác nhau. Họ pha chế nền triết học huy hoàng của Hy Lạp và làm cho nó hấp dẫn với đám đông. Nếu Aristotle và các học giả khác đã dày công xây dựng một hệ thống giáo dục tuyệt hảo và phong phú, thì người La Mã thu gọn nó lại thành ngành học hùng biện, vì mọi thành công trong chính trị và kinh doanh đều phụ thuộc vào nghệ thuật diễn đạt và thuyết phục người khác. Nói theo ngôn ngữ hiện đại hôm nay: họ tinh giảm giáo dục xuống thành huấn nghiệp.