Tỉnh giấc giữa đêm dài trung cổ
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Trong một bài viết trước đây, chúng ta đã đi đến kết luận tương đối chắc chắn rằng, ở ngưỡng cửa năm 1000, mọi dân tộc đều nghèo nàn lạc hậu như nhau, trình độ văn minh cũng tương đối ngang nhau. Ngoại trừ một thiểu số quan lại vua chúa và hàng giáo phẩm cao cấp sống xa hoa, còn lại thì mức sống của người dân trên các lục địa đều thô sơ như nhau, mặc không đủ ấm, ăn vừa đủ no để sinh tồn và duy trì nòi giống. Nhưng câu hỏi lý thú là: tại sao trong 800 năm tiếp theo, văn minh châu Âu vượt xa các lục địa khác, trong lúc châu Á giẫm chân tại chỗ? Một phần của câu trả lời – cũng là một phần rất quan trọng – có thể được tìm thấy khi khảo sát giai đoạn hậu trung cổ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 16, giai đoạn mà nhà sử học François Guizot người Pháp gọi là thời kỳ thử nghiệm, mò mẫm tìm đường.
Xin giới thiệu với độc giả bài đầu tiên trong một loạt nhiều bài khảo sát giai đoạn thử nghiệm hết sức đặc thù này.