Trang chủ » Lịch sử » Lịch sử Việt Nam

Category Archives: Lịch sử Việt Nam

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Việt Nam: Một cuộc chiến đến hồi kết thúc

Tác giả: Arno Widmann, Frankfurter Rundschau 26.01.2023
Người dịch: Nguyễn Chí Chính

Năm mươi năm trước, Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam – Hồi ức về một thời kỳ đã định hình cả một thế hệ, về sự phản kháng và những thực tế bị bỏ qua.

[Đọc tiếp]

27-1: Hiệp định Paris – Những điều chưa được nói.

Thành phần thứ ba

Tác giả: Cao Huy Thuần (nguyên tác tiếng Pháp)
Biên dịch: Mỹ Lộc

Lời người dịch: Hôm nay, để kỷ niệm 50 năm ngày ký hiệp định Paris, chúng tôi dịch và công bố nguyên văn một trong những dự phóng tương lai của tác giả Cao Huy Thuần, một tên tuổi không xa lạ gì với độc giả lúc ấy và bây giờ, viết vào cuối năm 1974, chưa đăng ở đâu cả. Bài viết, nguyên văn tiếng Pháp là “La troisième composante”, viết cho một tạp chí Pháp, nhưng chưa kịp gửi thì chiến trận dồn dập ào đến, mọi dự phóng lý thuyết đều trở thành vô hiệu.

[Đọc tiếp]

Chuyện Vua Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc

Tác giả: Tôn Thất Thông

Tuần qua, Diễn Đàn Khai Phóng đã đăng bài “Đi tìm sự thực lịch sử về Vua Gia Long”  của Thụy Khuê. Tác giả đưa ra những phân tích lịch sử mang tính chất phản bác lại những luận cứ đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam qua nhiều thế hệ, cho nên nhận được nhiều ý kiến phản hồi đủ loại xu hướng. Đó là chuyện tất nhiên và đáng hoan nghênh. Chúng tôi xin bổ sung một ít thông tin, hy vọng làm vấn đề sáng tỏ hơn một chút.

[Đọc tiếp]

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Tác giả: Thụy Khuê

DĐKP giới thiệu: Vai trò của Vua Gia Long, Minh Mạng nói riêng và của triều Nguyễn nói chung trong lịch sử Việt Nam vẫn còn là đề tài tranh cãi không dứt và dường như trên văn đàn Việt Nam hiếm có một tác phẩm nghiên cứu nào có tính thuyết phục. Sử gia trong nước thì đông đảo, nhưng khi tìm thấy những tư liệu lịch sử đi ngược với đường lối của đảng cộng sản thì cũng chẳng có ai dám đưa ra (trừ một ít người đã về hưu). Ở ngoại quốc thì lực lượng quá mỏng, đề tài này lại không mang tính thời sự nóng hổi. Cho nên hiếm khi chúng ta đọc được một công trình nghiêm túc bằng tiếng Việt, mang tính phản biện với dòng nghiên cứu lịch sử chính thống trong nước. Bài viết sau đây và tác phẩm đi kèm “Vua Gia Long và người Pháp” của Thụy Khuê là công trình hiếm hoi, quý báu rất xứng đáng để tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu. 

[Đọc tiếp]

Anh Cả Cò – Người tù xử lý nội bộ

Hồi ký của Trần Thư

Sai lầm có tầm vóc ngang hàng với tôi ác của đảng cộng sản Việt Nam sau 1954 thì có nhiều. Bản án cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm là hai thí dụ mà chúng ta đã biết. Nhưng có một vụ án khác cũng không kém phần tàn khốc: “vụ án chống đảng” cuối thập niên 1960, đã gây bao oan ức cho hàng vạn người, đại đa số là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có lòng với dân tộc. Nếu kể thêm hệ lụy cho gia đình thì khỏi nói là tầm vóc lớn bao nhiêu. Dưới chế độ này, chúng ta khó hy vọng lịch sử sẽ được viết một cách khách quan để trả lại công lý cho nạn nhân. Cùng lắm chúng ta chỉ chờ đợi những bài viết ngắn, những hồi ký của nạn nhân để may ra thấy được một ít ánh sáng. Xin giới thiệu hồi ký của nạn nhân Trần Thư.

[Đọc tiếp ở đây]

Nhớ lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975

Tác giả: PGS TS Đào Công Tiến

DĐKP giới thiệu: Sắp đến ngày 30.4, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của PGS TS Đào Công Tiến, một “người trong cuộc”, nguyên hiệu trưởng Đai học Kinh tế TP. HCM. Tuy là “người trong cuộc”, đã từng phục vụ cho đảng CS nhiều thập niên, đến cuối đời, ông Đào Công Tiến cũng phải nói, những hành xử đi ngược tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, “chẳng hạn như tập trung cải tạo, phạt vạ, tù đày . . . của “bên thắng cuộc” đối với “bên thua cuộc” đã đến lúc phải có lời thành tâm sám hối và xin lỗi”. Bài này là một trong 17 bài tiểu luận “Để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống” xuất bản năm 2017. Như tác giả nói,  “tất cả nội dung của những bài viết đều liên quan đến tư duy lý luận gắn liền với chuyện dân, chuyện nước mà tôi quan tâm, gởi gắm vào đó tâm huyết và sự hiểu biết của mình”. 

[Đọc tiếp]

Nguyên Ngọc: “ Người Việt cũng cần xét lại cuộc chiến Việt Nam ”

Tác giả: Thanh Phương (RFI) phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc

Là một trong những người có mặt trong bộ phim tài liệu nhiều tập “ The Vietnam War” về chiến tranh Việt Nam của đạo diễn Ken Burns, nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên là một sĩ quan trong quân đội miền Bắc, cho rằng Việt Nam cũng nên làm như Mỹ, tức là phải nhìn lại quá khứ, xét lại một cuộc chiến tranh mà theo ông đã dần dần trở thành một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn do khác biệt ý thức hệ.

[Đọc tiếp]

Điểm sách: “Cuộc Cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Sức mạnh và Giới hạn của Tư tưởng” – Vũ Tường

Người điểm sách: Nam Quỳnh

Có một thiếu sót lớn vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu chính trị về Việt Nam. Đó là không có một nghiên cứu sâu rộng mang tính học thuật và khách quan về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng cộng sản trong nội bộ chính đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay.

[Đọc tiếp]

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

Tác giả: Nhiều tác giả

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

[Đọc tiếp]

 

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

DĐKP giới thiệu: Trong lịch sử có những nhân vật tài hoa uyên bác, nếu sống trong một giai đoạn thanh bình trong một đất nước văn minh thì có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng lỡ sống trong giai đoạn chiến tranh nhiễu nhương, lại không thuộc phe thắng trận, thì lại bị các nhà viết sử chà đạp một cách oan ức. Phạm Quỳnh là người như thế.

Phạm Quỳnh thụ hưởng giáo dục phương Tây. Về mặt văn hóa dân tộc, ông bài bác Hán Nôm và chủ trương phát triển chữ quốc ngữ, vốn dĩ là món quà vô giá mà phương Tây tặng cho Việt Nam nhờ công lao của Giám mục Alexandre de Rhodes. Về mặt tư thưởng chính tri, ông cho rằng để giành độc lập từ tay người Pháp, Việt Nam phải học tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật của phương Tây để trước hết canh tân đất nước sau đó mới thương thuyết giành độc lập. Chiến lược ấy lại không lọt tai trí thức nho giáo, lại càng không phù hợp với phong trào Việt Minh, vốn dĩ đa số là nông dân chỉ biết một con đường: đánh Pháp bằng bạo lực vũ trang. Phạm Quỳnh bị Việt Minh qui kết là theo thực dân, bán nước và bị Việt Minh giết năm 1945.

Đã đến lúc chúng ta nên làm cho lịch sử công minh trở lại. Bài nghiên cứu sau đây sẽ làm sáng tỏ vài khía cạnh của một tri thức Việt Nam có tư tưởng khai sáng, loại tư tưởng vốn rất hiếm hoi trong giai đoạn đó.

[Đọc tiếp]