Trang chủ » Lịch sử » Lịch sử Việt Nam (Trang 2)

Category Archives: Lịch sử Việt Nam

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Đọc sách “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao”

Tác giả: Stein Tonnesson, sử gia Na Uy
Điểm sách: Vũ Tường, giáo sư đại học Oregon, USA

DĐKP giới thiệu: Lịch sử Việt Nam năm 1946 có hai sự kiện quan trọng: Hiêp ước Sơ bộ ngày 6.3.1946 và chiến tranh đông dương bùng nổ ngày 19.12.1946. Nếu Hiệp ước Sơ bộ lóe ra chút ánh sáng cho hoà đàm thành công thì biến cố 19.12.1946 đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Giới truyền thông đảng CSVN luôn luôn biện minh rằng đánh Pháp đến cùng là con đường tất yếu và tốt nhất để giành độc lập. Thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 40 năm nay đều học lịch sử như thế. Nhiều trí thức yêu nước tại Việt Nam dù không là đảng viên cũng tin như thế. Một số nhà nghiên cứu đứng đắn ở hải ngọai, vốn dĩ có một ít cảm tình với phong trào Việt Minh cũng dễ dàng chấp nhận lập luận đó. Thế nhưng, nghiên cứu tình hình chính trị thế giới sau thế chiến II, xem xét quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng lúc ấy giữa bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy: tiến hành chiến tranh không phải là con đường duy nhất để dành độc lập, lại càng không thể là con đường tốt nhất, mà nó chỉ thể hiện sự thắng thế của phe chủ chiến trong nội bộ đảng CSVN lúc ấy, với hàng triệu sinh mạng người Việt Nam hy sinh. Stein Tonnesson với tư liệu phương tây và Vũ Tường với tư liệu trích từ Văn kiện Đảng tập 8 cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu để góp phần soi sáng một giai đoạn lịch sử mang tính định mệnh của dân tộc Việt Nam, một bước ngoặt oan nghiệt dẫn đến 8 năm chiến tranh, đất nước chia đôi và tiếp theo là cuộc chiến lần thứ hai khốc liệt đến tận 1975. Tổng cộng dân tộc Việt Nam mất 30 năm cho chiến lược “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền” với quyết tâm “đánh đến cùng”: mất 30 năm phát triển và xây dựng, thêm vài triệu nhân mạng, thêm mảnh đất bị cày xới bởi bom đạn và khai quang, thêm một thế hệ thanh niên bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Phải chăng mất mác này có thể tránh được với tư tưởng hiếu hòa cộng thêm một ít khôn ngoan về ngoại giao?

[Đọc tiếp]

Bạch Đằng: Một chiến trường xưa hiển lộ dần

Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Một nhóm khảo cổ quốc tế khám phá vết tích của trận thủy chiến Bạch Đằng:

Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Tri kiến này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của Tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được Hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm

Tác giả: Edward Miller
Người dịch: Hoài Phi và Vi Huyền, công bố trên nghiencuuquocte.net
Người điểm báo: Nguyễn Phú Lộc

Đối với nhiều người, sau vụ đảo chánh 1963 thì tên tuổi Ngô Đình Diệm không còn chỗ đứng nào nữa trong lịch sử Viêt Nam cận đại. Người miền Nam xem ông như một nhà độc tài, tham lam gia đình trị, chủ trương đàn áp tôn giáo. Sách báo miền Bắc thì xem ông là Tổng thống bù nhìn do Mỹ dưng lên chứ không có thực tài thực lực để lãnh đạo một quốc gia, thậm chí thóa mạ ông là tay sai bán nước. Thực tế thì như thế nào?
[Đọc tiếp]