Lang thang trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Phụ huynh, cha mẹ học sinh đều có chủ đích đẩy con em mình học càng cao càng tốt. Thi vào Đại học để đổi đời, để bảo đảm cho tương lai. Tích cực mà nói, ta bảo đó là biểu hiệu của truyền thống hiếu học. Nhưng nếu nhìn một cách tiêu cực, ta có thể thấy rằng đó không khác gì tính thực dụng. Thế là các em đi học vì được xã hội hóa trong bối cảnh đó: phải có điểm cao, phải có mảnh bằng để cha mẹ vui lòng, để kiếm ăn sau này…
Nhân đọc “CHAT VỚI JOHN LOCKE” của Bùi văn Nam Sơn
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Người giới thiệu: Tôn Thất Thông
Nói về lý thuyết tự do và lý thuyết nhà nước không thể không nói tới hai nhân vật nổi danh của trào lưu khai sáng châu Âu thế kỷ 17 và 18, ấy là John Locke (1632-1704 người Anh) và Baron de Montesquieu (1689-1755 người Pháp). Nếu Montesquieu nổi tiếng về lý thuyết nhà nước và để lại cho hậu thế những tư tưởng vĩ đại làm nền tảng chính trị cho hàng trăm quốc gia hiện đại, thì John Locke lý giải xuất sắc cả hai lý thuyết ấy, nhất là chỉ cho chúng ta mối quan hệ mật thiết giữa tự do bẩm sinh và thể chế chính trị.
Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nguồn: Trang cá nhân Vuongtrinhan.Blogspot.de
Đã in tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)
Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm.
Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.
Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.