Trang chủ » Nghiên cứu Tư tưởng
Category Archives: Nghiên cứu Tư tưởng
Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản
Tác giả: Vĩnh Sính
Thân tặng những tâm hồn luôn thao thức và nao nức vươn lên
Cao trào khai sáng (Anh : enlightenment, Pháp : Les Lumières, Đức : Aufklärung) ở Âu châu tuy đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII, nhưng phải chừng một thế kỷ sau, khi tác phẩm Trả lời câu hỏi : Khai sáng là gì ? (1784) của Immanuel Kant ra đời, danh từ này mới trở thành một thuật ngữ có chỗ đứng hẳn hoi trong ngôn ngữ triết học và lịch sử tư tưởng.
Sự thật khái niệm “tư tưởng” và “Thiên Chúa”
Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Tư tưởng và Thiên Chúa là các khái niệm chưa được những người nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức các khái niệm này, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục ở Việt Nam.
Trước tiên là tin người
Điều 6: Có tin người thì người mới tin mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Nếu được tin tưởng, con người sẽ cố gắng đáp lại sự tin tưởng này. Hãy triệt đễ lòng tin của bạn dù có thể bị dối gạt.
Bài 1: Thuật đi biển của đời người
Điều 1 Sống hợp với quy luật của tự nhiên
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Từ xưa người đời thường ví “Đời người như đi biển”. Con người chúng ta để hết tâm sức hướng về mục tiêu mà đi tới trên biển cả rộng lớn vô tận và thay đổi từng giây phút. Trên cuộc hành trình này nếu có những ngày thoải mái bình yên nhờ sóng lặng thì cũng có những ngày chúng ta như những chiếc lá bị những cơn sóng dữ đùa cợt trong bão tố.
Những điều xin ghi nhớ để sống
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người Dịch: Nguyễn Sơn Hùng
LỜI NGƯỜI DỊCH: Khi sắp trọn 90 tuổi, MATSUSHITA Kônosuke, nhà sáng lập tập đoàn Panasonic ngày nay, đã tuyển chọn đút kết 28 hạng mục mà ông nghĩ là nên ghi nhớ để sống ở đời. Trong tác phẩm “NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO” (2) ông đã nêu ra 102 điều. Từ đó chúng ta có thể hiểu 28 hạng mục được giới thiệu dưới đây rất quan trọng đối với ông để thành công trong việc làm người.
Giải mã khái niệm ‘nhà nước’
Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Nhà nước là gì? Nhà nước có “tiêu vong” hay không như C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng dự báo? Trong bài viết này, tác giả chủ yếu phân tích thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp cách tư duy chân thật để nhận thức đúng khái niệm nhà nước, xây dựng quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tính thất thường của sự tiến bộ
Tác giả: Claude Lévi-Strauss
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Nhân loại không hướng tới cùng một mục đích, trên cùng một cuộc hành trình, ở đó các nền văn hóa chỉ là những giai đoạn phát triển, trước hay sau, của cùng một tuyến đường duy nhất; trái lại, loài người tiến tới theo các đường hướng riêng, với các nhịp độ và tốc độ khác nhau, những bước nhảy hay nhảy vọt, những hồi trì trệ, thậm chí những lúc thụt lùi, trong các nền văn hóa hoàn toàn khác biệt.
Thời đại khai sáng và nền triết học hiện đại
Tác giả: Tôn Thất Thông
Chúng ta cần một chương trình đào tạo học thuật vừa đặt trên nền tảng khôn ngoan, thông thái và gần gũi với kinh nghiệm thực tế, vừa chú trọng đặc biệt về năng lực phán quyết và phê phán hơn là việc bảo tồn và quản lý tri thức, đồng thời có thể gạt phăng những chướng ngại cản trở việc tiếp cận tri thức hữu dụng, […] đào tạo con người có thẩm quyền về xã hội và đạo đức, những con người tao nhã, thông thái, có nhân cách, có thị hiếu lành mạnh và một tâm hồn cao thượng, […] những con người biết nghiêm khắc với truyền thống để làm quen với sáng kiến canh tân, tự rèn luyện một quan hệ lành mạnh với cải cách và đổi mới.
Chiến tranh có nguồn gốc từ đâu?
Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Chiến tranh là gì? Chiến tranh có nguồn gốc từ đâu? Đây là các vấn đề chưa được những người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam lý giải về thực chất. Bài viết của tác giả dưới đây chủ yếu phân tích làm rõ thực chất, nhận thức và nguyên nhân nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh; chỉ ra nguồn gốc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay; đồng thời, đề xuất giải pháp thay đổi tư duy không khoa học sang tư duy khoa học về quyền lực chính trị, phát triển nhằm ngăn ngừa chiến tranh.
Triết học là gì?
Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Triết học là gì? Đây là khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Từ cách tư duy thật, tác giả bài viết phân tích thực chất, đưa ra định nghĩa, hạn chế nhận thức triết học, làm rõ nguyên nhân hạn chế và khuyến nghị giải pháp khắc phục.