Đọc “Thời đại của những thái cực” Phần II
Thế Kỷ XX ngắn – Eric J. Hobsbawm
Tác giả: Nguyễn Quang
Biên dịch: Kiến Văn
Không thể hiểu được chủ nghĩa phatxit nếu trước tiên ta không liên hệ nó với một khuynh hướng cố hữu của phái hữu bảo thủ là phái, ngay từ đầu, đã chống lại triết học ánh sáng…
Đọc “Thời đại của những thái cực” – Phần I
Thời đại của những thái cực – Thế kỷ XX ngắn (1914-1991) của Eric J. Hobsbawm[1]
Tác giả: Nguyễn Quang
Biên dịch: Kiến Văn
Thế kỉ XX quả là thái cực trong mọi lãnh vực. Thái cực trong sáng tạo và tàn phá. Trong hưng thịnh và suy đồi của đạo lí, trong tiến bộ của tri thức cũng như trong sự lan truyền của mông muội, trong sản xuất của cải cũng như trong bất công của sự phân phối…
Người sống độc lập không cần do dự khi phải quyết định sự việc trọng đại dù tình vợ chồng hay con cái
Phúc Ông trăm truyện tiếp theo – Truyện số 19
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Làm điều ta cho là đúng, dù chỉ một ít cũng không bẻ cong cái chí hướng, cái chính nghĩa của mình. Đó gọi là sống độc lập.
Covid-19: Cần giải quyết vấn nạn xã hội trong chính sách chống dịch
Tác giả: Tôn Thất Thông
Giới thiệu: Sau khi đăng bài phỏng vấn “Trầm cảm tập thể cần được chữa lành” do ký giả Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện (xem bản thu gọn trên Tuổi Trẻ Online hoặc bản đầy đủ trên Diễn Đàn Khai Phóng), một số độc giả thắc mắc về phát biểu rằng chính phủ Đức có thể “bù đắp thiệt hại tài chính cho giới làm công, buôn bán lẻ và các doanh nghiệp nhỏ, đủ cho họ sống không suy giảm chất lượng trong thời gian giãn cách bị mất thu nhập”. Các bạn đề nghị chúng tôi cắt nghĩa rõ hơn, làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Xin thú thật, có lẽ phải cần nhiều thời gian để viết một bài dài mới mong giải thích được. Vì thế, chỉ xin ghi chép ra đây vài ý ngắn, không giải thích nhiều và chỉ tập trung vào một trong ba lĩnh vực ở trên: hỗ trợ cho giới lao động mất thu nhập hay bị giảm thu nhập trong đại dịch. Sau cùng, chúng ta thử xem là Việt Nam có thể tham khảo tinh thần xã hội của biện pháp đó hay không để thực hiện một phần, hòng xoa dịu khổ đau cho người lao động.
Một phiên bản khác của bài này đã đăng trên Diễn Đàn Forum hôm 18.8.2021, nay cập nhật và bổ sung thêm ở phần liên quan đến chính sách xã hội.
Hiếu của người sống độc lập
Phúc Ông trăm truyện tiếp theo – Truyện số 10
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Khi chào đời bản tính có sẵn của con người là muốn sống tập thể và biết ơn. Sống chung sẽ hiểu biết nhau, và khi đã hiểu biết nhau sinh ra muốn giúp đỡ nhau. Đó là tình cảm tự nhiên của con người. Ai cũng muốn giúp đỡ người khác và muốn được giúp đỡ lại.
Paul A. Samuelson, nhà kinh tế tổng quát cuối cùng
Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
Là nhà kinh tế sớm phát triển, có nhiều bài viết và là nhà kinh tế tổng quát, Paul A. Samuelson đã biến đổi cách thức làm kinh tế từ giữa thế kỷ XX, bằng việc hình thức hóa, thông qua toán học, tất cả các lãnh vực của lý thuyết. Paul Samuelson luôn là người ủng hộ nhà nước phúc lợi và một chủ nghĩa can thiệp quan trọng.
Trung của người sống độc lập
PHÚC ÔNG Trăm Truyện tiếp theo – Truyện số 9
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Con người tự biết mình khác động vật, cũng tự biết “cái tâm” (tinh thần) của mình cao thượng và linh diệu. Khi con người yên trú trong bản tính có sẵn của bản thân, “cái tâm” linh diệu ấy sẽ tự nhiên phát sinh. Khi đó, dù bản thân không ý thức, cái tâm phát sinh chắc chắn phù hợp với tôn chỉ của trung quân, hiếu thảo cha mẹ, và con người này chắc chắn là con người trung quân, hiếu thảo thuần túy. Đấy chính là trung của người sống độc lập.
“Trầm cảm tập thể” cần được chữa lành!
Thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Vĩnh Nguyên (báo Tuổi Trẻ)
Khủng hoảng đa diện mà đại dịch gây ra có thể kéo theo những chấn thương lớn trong tinh thần xã hội. Ông Tôn Thất Thông, tác giả cuốn Thần kỳ kinh tế Tây Đức từng đoạt giải Sách hay (hạng mục sách Kinh tế, 2020) có những chia sẻ về cách mà người Đức xử lý, giải quyết khủng hoảng hậu chiến và trong đại dịch.
Độc lập về trí tuệ và đạo đức
Phúc Ông trăm truyện tiếp theo – Truyện số 8
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Độc lập ở mặt vật chất chỉ là phương tiện, độc lập được ở mặt tinh thần mới là cứu cánh của sống độc lập và quan trọng hơn nhiều.
Con gà hay quả trứng gà có trước?
Tác giả: PGS TS Nguyễn Hữu Đổng
Con gà hay quả trứng gà có trước là chủ đề gây tranh luận nhiều thế kỷ.Cách đây vài năm, giới nghiên cứu khoa học người Anh bằng thí nghiệm thực chứng đã khẳng định rằng: con gà có trước quả trứng gà! Thực chất có phải như vậy không? Từ khía cạnh triết học khoa học, tác giả bài viết phân tích làm rõ sự thật về mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà; đồng thời, nhận diện sự thật về nguồn gốc hình thành sự sống của xã hội loài vật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất.