Trang chủ » Kinh tế » Nghiên cứu Kinh tế » Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam

Category Archives: Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Lý giải về sở hữu tư liệu sản xuất

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Sau hơn 30 năm thử nghiệm chính sách kinh tế kế hoạch nhà nước trên miền Bắc và hơn 15 năm tại miền Nam sau 1975, nhà nước Việt Nam đã nhận thức rằng chính sách đó đã làm trì trệ nền kinh tế. Đứng trước đói nghèo trên cả nước, đảng CSVN phải thay đổi chính sách, chọn lựa kinh tế thị trường với hy vọng đưa đất nước tiến lên. Trước hết đó là một chọn lựa khôn ngoan, ít ra cũng phù hợp với xu thế thời đại. Hơn 50 quốc gia công nghiệp giàu nhất thế giới đều đi theo con đường đó, kể cả vài nước mà trong thập niên 1960 vẫn không hơn gì Việt Nam và bây giờ đã vượt xa chúng ta. Kinh tế thị trường trong mỗi nước có những diện mạo khác nhau, sự thành công nhiều hay ít cũng khác nhau…

[Đọc tiếp]

Cứu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xén bớt của người nghèo

 Tác giả: PGS TS Võ Trí Hảo
(Đăng lần đầu trên SaigonTimes Online ngày 16.05.2016)

DĐKP giới thiệu: Kể từ 1954 tại miền Bắc Việt Nam, nhà nước Việt Nam tiến hành triệt để chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo, dần dần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân. Đến đầu thập niên 1980 đứng trước khủng hoảng đói nghèo trong toàn quốc, chính sách “đổi mới” được đưa ra để thúc đẩy kinh tế thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ là chính sách gượng ép, hiến pháp điều §51.1 vẫn còn ghi “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế không cất cánh nổi, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng lớn, đất nước đã mất không biết bao nhiêu tỉ đô la vì những xí nghiệp nhà nước thua lỗ.

Đã đến lúc mọi người, từ chuyên gia kinh tế, đến đại biểu quốc hội và cả mọi người dân bình thường cần cất cao tiếng nói đòi hỏi phải bỏ chính sách tai hại “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia trình độ cao tại Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Lý giải về kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

Điều 51.1 Hiến pháp Việt Nam năm 2013:  “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Thật khó hiểu khi cụm từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN” với đầy rẫy mâu thuẫn nội tại lại có thể tồn tại trong hiến pháp mấy thập niên qua và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nghi quyết đại hội đảng CSVN. Ngoài ra chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế 15 nước đông Âu không vươn lên được, cuối cùng nhà nước XHCN cũng phải sụp đổ. Cũng chính chủ trương này đã làm kinh tế Việt Nam không cất cánh nổi sau 30 năm đổi mới.

Xin mời độc giả đọc bài nghiên cứu của TS Vũ Quang Việt đăng trên Kinh Tế Saigon Online

Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tác giả: TS Huỳnh Thế Du

Cách đây hai tuân, tác giả Tôn Thất Thông đăng một bài viết trên Diễn Đàn Khai Phóng và sau đó phát biểu trong bài phỏng vấn của đài BBC tiếng Việt về đề tài “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.  Trên góc nhìn của quyền tư hữu tư liệu sản xuất, tác giả phân tích và kết luận rằng đấy là một chính sách kinh tế đầy mâu thuẩn và cần được thay đổi. Qua nhiều phản hồi tích cực, chúng tôi nhận xét rằng đề tài này được nhiều độc giả quan tâm. Vì thế hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu một bài nghiên cứu sâu sắc của TS Huỳnh Thế Du, Giám dốc Đào tạo tại Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Th.P. HCM. Đây là một bài viết súc tích, toàn diện, có hàm lượng tri thức cao, không những có giá trị nghiên cứu từ một người công tác lâu năm trong học thuật, mà còn có giá trị thực tiễn từ một chuyên gia hàng ngày tiếp cận với xã hội Việt Nam. Bài nghiên cứu dài 80 trang, nhưng rất xứng đáng để đầu tư thì giờ đọc hết.

Xin đọc tiếp: 
Huỳnh Thế Du – Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam – Tạp chí Thời Đại Mới số 29, tháng 11/2013

Chính sách kinh tế qua nghị quyết đại hội XII (tóm tắt)

Tôn Thất Thông, Cộng Hoà Liên Bang Đức

Thêm một lần nữa, nghị quyết đại hội XII đảng CSVN xác định đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Gạt ra ngoài những luận giải dựa trên quan điểm chính trị, chúng ta thử xem đó sẽ là đường lối khả thi để đưa kinh tế nước nhà vươn lên, hay đường lối ấy đã mang sẵn mầm mống mâu thuẩn nội tại và sẽ dẫn nền kinh tế quốc dân vào ngõ bí? Sau đây là vài lý giải đứng trên quan điểm ròng kinh tế.

[Đọc tiếp]

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết công phu, nghiêm túc và có giá trị của giáo sư Trần văn Thọ, chuyên gia kinh tế đã từng cố vấn kinh tế cho chính phủ Nhật. Bài này dự kiến phát biểu tại Hội Thảo hè 2015 tại Berlin, nhưng vì lý do bất khả kháng, tác giả không tham dự được.
Xin đọc tiếp: Trần Văn Thọ – Thời Đại Mới – Số 33, tháng 7, 2015