Trang chủ » Lịch sử » Nghiên cứu Lịch sử » Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam

Category Archives: Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Chuyện Vua Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc

Tác giả: Tôn Thất Thông

Tuần qua, Diễn Đàn Khai Phóng đã đăng bài “Đi tìm sự thực lịch sử về Vua Gia Long”  của Thụy Khuê. Tác giả đưa ra những phân tích lịch sử mang tính chất phản bác lại những luận cứ đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam qua nhiều thế hệ, cho nên nhận được nhiều ý kiến phản hồi đủ loại xu hướng. Đó là chuyện tất nhiên và đáng hoan nghênh. Chúng tôi xin bổ sung một ít thông tin, hy vọng làm vấn đề sáng tỏ hơn một chút.

[Đọc tiếp]

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Tác giả: Thụy Khuê

DĐKP giới thiệu: Vai trò của Vua Gia Long, Minh Mạng nói riêng và của triều Nguyễn nói chung trong lịch sử Việt Nam vẫn còn là đề tài tranh cãi không dứt và dường như trên văn đàn Việt Nam hiếm có một tác phẩm nghiên cứu nào có tính thuyết phục. Sử gia trong nước thì đông đảo, nhưng khi tìm thấy những tư liệu lịch sử đi ngược với đường lối của đảng cộng sản thì cũng chẳng có ai dám đưa ra (trừ một ít người đã về hưu). Ở ngoại quốc thì lực lượng quá mỏng, đề tài này lại không mang tính thời sự nóng hổi. Cho nên hiếm khi chúng ta đọc được một công trình nghiêm túc bằng tiếng Việt, mang tính phản biện với dòng nghiên cứu lịch sử chính thống trong nước. Bài viết sau đây và tác phẩm đi kèm “Vua Gia Long và người Pháp” của Thụy Khuê là công trình hiếm hoi, quý báu rất xứng đáng để tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu. 

[Đọc tiếp]

Từ độc quyền triết học thời trung cổ…

Từ độc quyền triết học thời trung cổ, nghĩ về độc quyền văn hóa và tư tưởng ngày nay: Hậu quả và biện pháp phản kháng.

Tác giả: Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Bài tiểu luận này trước hết sẽ trình bày quá trình hình thành tình trạng độc giáo và độc quyền nghiên cứu triết học trong thời trung cổ châu Âu. Tiếp đó chúng ta xem xét những hậu quả tai hại nào xảy đến cho châu Âu vì chế độ độc quyền đó. Mỗi tiểu mục sẽ có vài so sánh với chế độ độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam để chúng ta nhìn thấy sự liên hệ. Hậu quả nghiêm trọng của chính sách độc quyền tư tưởng lên văn minh nhân loại được phác họa qua một trường hợp điển hình trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên vào thế kỷ 16. Cuối cùng, chúng ta khảo sát rất sơ lược lộ trình có thể đưa đến tình trạng giải phóng tư tưởng để chống lại chính sách độc quyền.

[Đọc tiếp]
Hoặc xem PDF trên Thời Đại Mới tháng 8.2019 hoăc ở đây

Nhớ lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975

Tác giả: PGS TS Đào Công Tiến

DĐKP giới thiệu: Sắp đến ngày 30.4, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của PGS TS Đào Công Tiến, một “người trong cuộc”, nguyên hiệu trưởng Đai học Kinh tế TP. HCM. Tuy là “người trong cuộc”, đã từng phục vụ cho đảng CS nhiều thập niên, đến cuối đời, ông Đào Công Tiến cũng phải nói, những hành xử đi ngược tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, “chẳng hạn như tập trung cải tạo, phạt vạ, tù đày . . . của “bên thắng cuộc” đối với “bên thua cuộc” đã đến lúc phải có lời thành tâm sám hối và xin lỗi”. Bài này là một trong 17 bài tiểu luận “Để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống” xuất bản năm 2017. Như tác giả nói,  “tất cả nội dung của những bài viết đều liên quan đến tư duy lý luận gắn liền với chuyện dân, chuyện nước mà tôi quan tâm, gởi gắm vào đó tâm huyết và sự hiểu biết của mình”. 

[Đọc tiếp]

Điểm sách: “Cuộc Cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Sức mạnh và Giới hạn của Tư tưởng” – Vũ Tường

Người điểm sách: Nam Quỳnh

Có một thiếu sót lớn vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu chính trị về Việt Nam. Đó là không có một nghiên cứu sâu rộng mang tính học thuật và khách quan về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng cộng sản trong nội bộ chính đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay.

[Đọc tiếp]

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

DĐKP giới thiệu: Trong lịch sử có những nhân vật tài hoa uyên bác, nếu sống trong một giai đoạn thanh bình trong một đất nước văn minh thì có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng lỡ sống trong giai đoạn chiến tranh nhiễu nhương, lại không thuộc phe thắng trận, thì lại bị các nhà viết sử chà đạp một cách oan ức. Phạm Quỳnh là người như thế.

Phạm Quỳnh thụ hưởng giáo dục phương Tây. Về mặt văn hóa dân tộc, ông bài bác Hán Nôm và chủ trương phát triển chữ quốc ngữ, vốn dĩ là món quà vô giá mà phương Tây tặng cho Việt Nam nhờ công lao của Giám mục Alexandre de Rhodes. Về mặt tư thưởng chính tri, ông cho rằng để giành độc lập từ tay người Pháp, Việt Nam phải học tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật của phương Tây để trước hết canh tân đất nước sau đó mới thương thuyết giành độc lập. Chiến lược ấy lại không lọt tai trí thức nho giáo, lại càng không phù hợp với phong trào Việt Minh, vốn dĩ đa số là nông dân chỉ biết một con đường: đánh Pháp bằng bạo lực vũ trang. Phạm Quỳnh bị Việt Minh qui kết là theo thực dân, bán nước và bị Việt Minh giết năm 1945.

Đã đến lúc chúng ta nên làm cho lịch sử công minh trở lại. Bài nghiên cứu sau đây sẽ làm sáng tỏ vài khía cạnh của một tri thức Việt Nam có tư tưởng khai sáng, loại tư tưởng vốn rất hiếm hoi trong giai đoạn đó.

[Đọc tiếp]

 

 

Đọc sách “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao”

Tác giả: Stein Tonnesson, sử gia Na Uy
Điểm sách: Vũ Tường, giáo sư đại học Oregon, USA

DĐKP giới thiệu: Lịch sử Việt Nam năm 1946 có hai sự kiện quan trọng: Hiêp ước Sơ bộ ngày 6.3.1946 và chiến tranh đông dương bùng nổ ngày 19.12.1946. Nếu Hiệp ước Sơ bộ lóe ra chút ánh sáng cho hoà đàm thành công thì biến cố 19.12.1946 đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Giới truyền thông đảng CSVN luôn luôn biện minh rằng đánh Pháp đến cùng là con đường tất yếu và tốt nhất để giành độc lập. Thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 40 năm nay đều học lịch sử như thế. Nhiều trí thức yêu nước tại Việt Nam dù không là đảng viên cũng tin như thế. Một số nhà nghiên cứu đứng đắn ở hải ngọai, vốn dĩ có một ít cảm tình với phong trào Việt Minh cũng dễ dàng chấp nhận lập luận đó. Thế nhưng, nghiên cứu tình hình chính trị thế giới sau thế chiến II, xem xét quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng lúc ấy giữa bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy: tiến hành chiến tranh không phải là con đường duy nhất để dành độc lập, lại càng không thể là con đường tốt nhất, mà nó chỉ thể hiện sự thắng thế của phe chủ chiến trong nội bộ đảng CSVN lúc ấy, với hàng triệu sinh mạng người Việt Nam hy sinh. Stein Tonnesson với tư liệu phương tây và Vũ Tường với tư liệu trích từ Văn kiện Đảng tập 8 cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu để góp phần soi sáng một giai đoạn lịch sử mang tính định mệnh của dân tộc Việt Nam, một bước ngoặt oan nghiệt dẫn đến 8 năm chiến tranh, đất nước chia đôi và tiếp theo là cuộc chiến lần thứ hai khốc liệt đến tận 1975. Tổng cộng dân tộc Việt Nam mất 30 năm cho chiến lược “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền” với quyết tâm “đánh đến cùng”: mất 30 năm phát triển và xây dựng, thêm vài triệu nhân mạng, thêm mảnh đất bị cày xới bởi bom đạn và khai quang, thêm một thế hệ thanh niên bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Phải chăng mất mác này có thể tránh được với tư tưởng hiếu hòa cộng thêm một ít khôn ngoan về ngoại giao?

[Đọc tiếp]

Bạch Đằng: Một chiến trường xưa hiển lộ dần

Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Một nhóm khảo cổ quốc tế khám phá vết tích của trận thủy chiến Bạch Đằng:

Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Tri kiến này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của Tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được Hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Con đường lên nắm quyền của Ngô Đình Diệm

Tác giả: Edward Miller
Người dịch: Hoài Phi và Vi Huyền, công bố trên nghiencuuquocte.net
Người điểm báo: Nguyễn Phú Lộc

Đối với nhiều người, sau vụ đảo chánh 1963 thì tên tuổi Ngô Đình Diệm không còn chỗ đứng nào nữa trong lịch sử Viêt Nam cận đại. Người miền Nam xem ông như một nhà độc tài, tham lam gia đình trị, chủ trương đàn áp tôn giáo. Sách báo miền Bắc thì xem ông là Tổng thống bù nhìn do Mỹ dưng lên chứ không có thực tài thực lực để lãnh đạo một quốc gia, thậm chí thóa mạ ông là tay sai bán nước. Thực tế thì như thế nào?
[Đọc tiếp]