Trang chủ » Posts tagged 'Điểm báo'
Tag Archives: Điểm báo
Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển – Phần 2
Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc)
Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
(Đã đăng trên nghiencuuquocte.org ngày 4.6.2015)
Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc.
Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển – Phần 1
Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc)
Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
(Đã đăng trên nghiencuuquocte.org ngày 3.6.2015)
Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc.
Anh rời EU và những tác động lâu dài
Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm
Ông Nguyên Thanh Lâm tốt nghiệp kinh tế từ đại học Cologne và đã sống ở châu Âu hơn 20 năm trước khi trở về Việt Nam. Với cách tiếp cận có phương pháp và nguồn thong tin phong phú, những nhận định của ông Nguyễn Thanh Lâm về tình hình châu Âu có độ tin cậy cao. DĐKP xin giới thiệu bài viết mới đã được đăng trên Thời Báo Kinh Tế Saigon Online ngày 26.6.2016.
Xã hội học về sức khỏe tâm thần
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Sociologie de la santé mentale
Các chuyên khoa đi rất sâu: ngành xã hội học về y khoa chẳng hạn – vốn chỉ là một nhánh của xã hội học, ngành này còn chia năm xẻ bảy. Trong xã hội học về y khoa có xã hội hội học về giấc ngủ, xã hội học về SIDA/ HIV, xã hội học về trợ tử hay an tử … và xã hội học về các bệnh tâm thần. Xã hội học về sức khỏe tâm thần lo nghiên cứu về những người mang bệnh tâm thần, về liên hệ của họ với xã hội, về hình ảnh mà xã hội có đối với bệnh nhân tâm thần, về những bác sĩ chuyên khoa tâm thần học nữa…
Cứu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xén bớt của người nghèo
Tác giả: PGS TS Võ Trí Hảo
(Đăng lần đầu trên SaigonTimes Online ngày 16.05.2016)
DĐKP giới thiệu: Kể từ 1954 tại miền Bắc Việt Nam, nhà nước Việt Nam tiến hành triệt để chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo, dần dần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân. Đến đầu thập niên 1980 đứng trước khủng hoảng đói nghèo trong toàn quốc, chính sách “đổi mới” được đưa ra để thúc đẩy kinh tế thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ là chính sách gượng ép, hiến pháp điều §51.1 vẫn còn ghi “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế không cất cánh nổi, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng lớn, đất nước đã mất không biết bao nhiêu tỉ đô la vì những xí nghiệp nhà nước thua lỗ.
Đã đến lúc mọi người, từ chuyên gia kinh tế, đến đại biểu quốc hội và cả mọi người dân bình thường cần cất cao tiếng nói đòi hỏi phải bỏ chính sách tai hại “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia trình độ cao tại Việt Nam.
John Locke, môn đồ của chủ nghĩa tự do toàn diện
Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
DĐKP giới thiệu: “Từ bản chất tự nhiên, tất cả mọi người đều có quyền sống, quyền hưởng tự do và quyền sở hữu tư nhân. Nhà nước chỉ được gọi là hợp pháp khi nó thừa nhận và bảo vệ những quyền tự nhiên ấy. Nếu nhà nước không làm tròn vai trò đó, mọi người đều có quyền đứng dậy để chống lại”. Tư tưởng tự do bình đẳng của John Locke là nguồn cảm hứng bất tận cho tư tưởng, văn chương và nghệ thuật của những người yêu chuộng tự do. Tư tưởng ấy đã ghi lại dấu ấn sâu đậm lên hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776 cũng như hiến pháp của Pháp sau cuộc cách mạng 1789 và qua đó để lại dấu vết lên hiến pháp nhiều nước khác trên thế giới.
Gunnar Myrdal, kiến trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi
Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
DĐKP giới thiệu: Sự phát triển mỗi quốc gia trong thời hiện đại không thể tách rời khỏi chính sách công bằng xã hội, nhất là khi sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Chủ nghĩa tư bản hẳn đã không được cứu vãn trong thế kỷ 20, nếu nhà nước các quốc gia công nghiệp không chú ý đến công bằng xã hội. Đối với các nước chưa và đang phát triển, vấn đề này càng quan trọng hơn, vì nơi đó “công bằng rộng khắp là tiền đề để xã hội tự vươn lên khỏi nghèo khó” (Gunnar Myrdal, 1970). Mỗi nước có một mô hình xã hội khác nhau, nhưng mô hình nổi bật nhất chắc hẳn là mô hình Bắc Âu. Gunnar Myrdal là người tiên phong trong những kiến trúc sư đầu tiên xây dựng nhà nuớc phúc lợi Thụy Điển. Bài viết sau đây tuy ngắn nhưng rất bổ ích cho những ai muốn đi xây dựng xã hội công bằng tốt đẹp.
Cơn mưa đầu mùa trị giá bao nhiêu?
Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm
Ông Nguyễn Thanh Lâm du học Tây Đức cuối thập niên 1960. Sau khi tốt nghiệp đại học Köln ngành kinh tế, ông công tác một thời gian dài trong công nghiệp Đức, vai trò sau cùng là thành viên ban tư vấn kinh tế của Lufthansa trước khi ông quyết định thành lập công ty riêng có những hoạt động liên quan đến Việt Nam. Trong thời gian gần đây ông đặc biệt chú trọng đến các vấn đề kinh tế, nông nghiệp và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi xin giới thiệu bài báo mới trong chuyên mục đó.
[Đọc tiếp]
Một thất bại của giới sĩ phu Việt
Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình
DĐKP giới thiệu: Trở lại vấn đề trí thức với câu hỏi của người bạn: “Đôi khi mình không khỏi không nghĩ là vấn nạn của quê hương phải chăng trước tiên là thất bại của trí thức VN?” chúng tôi xin giới thiệu một góc nhìn phê phán về vai trò giới sĩ phu Việt Nam trong việc truyền bá chữ quốc ngữ cho đại chúng, chưa đi sâu vào vai trò sáng tác ra ngôn ngữ. Bài viết ngắn ngủi nhưng cũng đặt thêm cho chúng ta những câu hỏi tiếp theo: Tại sao nước Việt Nam sản sinh nhiều anh hùng đánh giặc giỏi nhưng vẫn thiếu bóng dáng một nhà tư tưởng có sức mạnh khai sáng? Người Việt Nam đã nhiều lần lật đổ các chế độ thống trị ngoại bang, nhưng tại sao khi chế độ mới đã mục rã thì vẫn chưa bao giờ có một cuộc cải cách từ bên trong mang ý nghĩa cách mạng?
[Đọc tiếp]
Đừng để mất rồi mới tiếc !
Trò chuyện với ông Nguyễn Thanh Lâm
Ghi chép và thực hiện: Nguyễn Quang
Chiều 3/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Cuộc họp lần thứ VI của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, với nhiều nội dung quan trọng. Trò chuyện với Sinh Viên Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Lâm, chuyên gia chương trình nghiên cứu tổng thể Mekong Delta nhận định, biến đổi khí hậu là một câu chuyện mà mọi người Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, nhìn ra những thách thức của tương lai để gìn giữ đất và nước.
[Đọc tiếp]