Trang chủ » 2016

Yearly Archives: 2016

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Tình yêu dưới vài góc nhìn

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai

Tình yêu đúng ra là một vấn đề mà mỗi một trong chúng ta đều trải nghiệm – một kinh nghiệm tích cực, một cấu thành của hạnh phúc. Bài này đặt chủ tâm trên góc nhìn xã hội học của hiện tượng ấy (tình yêu và hôn nhân, tìm bạn tình trên internet, tình yêu và sự thống trị của nam giới, …) nhưng cũng không quên những khía cạnh khác thuộc nghiên cứu về con người. Vì  tình yêu là một vấn đề tổng thể, có thể được tiếp cận bởi nhiều khoa học khác nhau trong đó có nhân học, tâm lý học, và cuối cùng thần kinh học. Con người, nói như Pascal, là “một cây sậy biết suy nghĩ”, tình yêu cũng bị “quyết định“ bởi não bộ..

[Đọc tiếp]

TRUMP và bước ngoặc ngoại giao của Angela Merkel?

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức 20.11.2016

Sự kiện Donald Trump thắng cử vừa qua giáng xuống bầu trời chính trị thế giới như một tiếng sét. Căng thẳng hơn kết quả bầu cử là không khí hoang mang hiện tại, không nói được gì cụ thể, không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau tháng giêng 2017, sau khi Trump tuyên thệ. Ít người, kể cả những nguyên thủ quốc gia dày dạn kinh nghiệm, không ai phát biểu một phỏng đoán có tính quả quyết như họ vẫn thường làm trước đây. Chuyện gì sẽ xảy ra cho nước Mỹ, cho châu Âu, cho NATO, cho thế giới, về kinh tế, về chính trị, về quân sự, về môi trường v.v…

[Đọc tiếp]

TRUMP và sự suy tàn của chính trị Mỹ sau cuộc bầu cử 2016

Tác giả: Francis FukuyamaForeign Affairs, 9-11-2016
Biên dịch: Trần Ngọc Cư 

Trump xác định được hai vấn đề nổi cộm trong chính trị Mỹ: (a) tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày một gia tăng đã đánh vào tầng lớp lao động già nua những đòn chí mạng và (b) việc nắm giữ hệ thống chính trị Mỹ trong tay các nhóm lợi ích được tổ chức chặt chẽ. Tiếc thay, Trump không có một kế sách cụ thể nào để giải quyết hai vấn đề này.

[Đọc tiếp]

URANI – nguồn năng lượng sạch? Phần 1

Tác giả: TS Phạm Hải Hồ

Quá trình khai thác urani

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu hiện nay, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là hai giải pháp hiển nhiên, không cần tranh cãi. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, than đá, khí thiên nhiên tạo ra nhiều khí nhà kính, nguyên nhân chủ yếu của hiểm họa nói trên. Hơn nữa, trữ lượng của chúng lại ngày càng giảm và sẽ cạn kiệt trong một tương lai không xa lắm.

[Đọc tiếp]

Tìm hiểu nước Đức: Xây dựng khung trật tự cạnh tranh

Tác giả: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Kể từ sau thế chiến thứ II nước Đức theo đuổi mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội, một mô hình đã đưa nước Đức phát triển từ tình trạng điêu tàn năm 1945 để trở thành một quốc gia có kinh tế mạnh nhất châu Âu. Mô hình kinh tế này đã được thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ, nhưng những chính sách chủ đạo vẫn còn giá trị và còn áp dụng cho đến bây giờ. Mô hình kinh tế này đặt trên nền tảng lý thuyết „Tự do trong Trật tự“ (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg, đứng đầu là giáo sư Walter Eucken khởi xướng từ thập niên 1930. Lý thuyết này phác họa 7 nguyên tắc có tính chất kiến tạo và 4 nguyên tắc có tính chất điều phối cho một trật tự kinh tế mà họ cho rằng sẽ bền vững lâu dài. Thế nào là khung trật tự kinh tế? Làm thế nào để kiến tạo nó? Làm thế nào để duy trì và bảo vệ nó? Bài viết sau đây chỉ là vài gợi ý ban đầu cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn chính sách kinh tế Đức. Qua đó có thể phát hiện nhiều nhân tố khả dĩ áp dụng được cho một nước mới phát triển như Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Nhân mùa khai trường, vài đề nghị cụ thể về giáo dục

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai

Bài này đặt trọng tâm trên vài đề nghị có tính bền vững cho những cải tổ giáo dục cần làm để hướng tới một trường học hiện đại, nơi thầy và trò cùng hạnh phúc làm việc, để các em tiến tới việc làm chủ một số tri thức và kỹ năng có thể giúp chúng sống chung với người khác trong một xã hội bình an.

[Đọc tiếp]

Lang thang trong giáo dục

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai

Phụ huynh, cha mẹ học sinh đều có chủ đích đẩy con em mình học càng cao càng tốt. Thi vào Đại học để đổi đời, để bảo đảm cho tương lai. Tích cực mà nói, ta bảo đó là biểu hiệu của truyền thống hiếu học. Nhưng nếu nhìn một cách tiêu cực, ta có thể thấy rằng đó không khác gì tính thực dụng. Thế là các em đi học vì được xã hội hóa trong bối cảnh đó: phải có điểm cao, phải có mảnh bằng để cha mẹ vui lòng, để kiếm ăn sau này…

[Đọc tiếp]

Nhân đọc “CHAT VỚI JOHN LOCKE” của Bùi văn Nam Sơn

Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Người giới thiệu: Tôn Thất Thông

Nói về lý thuyết tự do và lý thuyết nhà nước không thể không nói tới hai nhân vật nổi danh của trào lưu khai sáng châu Âu thế kỷ 17 và 18, ấy là John Locke (1632-1704 người Anh) và Baron de Montesquieu (1689-1755 người Pháp). Nếu Montesquieu nổi tiếng về lý thuyết nhà nước và để lại cho hậu thế những tư tưởng vĩ đại làm nền tảng chính trị cho hàng trăm quốc gia hiện đại, thì John Locke lý giải xuất sắc cả hai lý thuyết ấy, nhất là chỉ cho chúng ta mối quan hệ mật thiết giữa tự do bẩm sinh và thể chế chính trị.

[Đọc tiếp]

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tác giả: Vương Trí Nhàn
Nguồn: Trang cá nhân Vuongtrinhan.Blogspot.de
Đã in  tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN số 7-8 (114-115).2014,
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. 

Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy. 

Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.

[Đọc tiếp]

Lý giải về sở hữu tư liệu sản xuất

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Sau hơn 30 năm thử nghiệm chính sách kinh tế kế hoạch nhà nước trên miền Bắc và hơn 15 năm tại miền Nam sau 1975, nhà nước Việt Nam đã nhận thức rằng chính sách đó đã làm trì trệ nền kinh tế. Đứng trước đói nghèo trên cả nước, đảng CSVN phải thay đổi chính sách, chọn lựa kinh tế thị trường với hy vọng đưa đất nước tiến lên. Trước hết đó là một chọn lựa khôn ngoan, ít ra cũng phù hợp với xu thế thời đại. Hơn 50 quốc gia công nghiệp giàu nhất thế giới đều đi theo con đường đó, kể cả vài nước mà trong thập niên 1960 vẫn không hơn gì Việt Nam và bây giờ đã vượt xa chúng ta. Kinh tế thị trường trong mỗi nước có những diện mạo khác nhau, sự thành công nhiều hay ít cũng khác nhau…

[Đọc tiếp]