Tác giả: Tôn Thất Thông
Giới thiệu: Kể từ sau thế chiến thứ II nước Đức theo đuổi mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội, một mô hình đã đưa nước Đức phát triển từ tình trạng điêu tàn năm 1945 để trở thành một quốc gia có kinh tế mạnh nhất châu Âu. Mô hình kinh tế này đã được thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ, nhưng những chính sách chủ đạo vẫn còn giá trị và còn áp dụng cho đến bây giờ. Mô hình kinh tế này đặt trên nền tảng lý thuyết „Tự do trong Trật tự“ (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg, đứng đầu là giáo sư Walter Eucken khởi xướng từ thập niên 1930. Lý thuyết này phác họa 7 nguyên tắc có tính chất kiến tạo và 4 nguyên tắc có tính chất điều phối cho một trật tự kinh tế mà họ cho rằng sẽ bền vững lâu dài. Thế nào là khung trật tự kinh tế? Làm thế nào để kiến tạo nó? Làm thế nào để duy trì và bảo vệ nó? Bài viết sau đây chỉ là vài gợi ý ban đầu cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn chính sách kinh tế Đức. Qua đó có thể phát hiện nhiều nhân tố khả dĩ áp dụng được cho một nước mới phát triển như Việt Nam.