Trang chủ » Khoa học kỹ thuật (Trang 2)

Category Archives: Khoa học kỹ thuật

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Công nghệ bán dẫn chính là tử huyệt của Trung Quốc

Sau khi đăng bài “Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm Chip nano“, nhiều độc giả viết thư yêu cầu DĐKP khai thác thêm chủ đề “Trung Quốc và công nghệ bán dẫn”. Hy vọng thời gian tới các biên tập viên liên hệ sẽ đáp ứng yêu cầu. Tiện đây xin giới thiệu bài viết đăng năm ngoái, nhưng còn tính thời sự cao, được cập nhật và bổ sung thêm nhiều dữ liệu, hy vọng đúng với chờ đợi của quí độc giả. Đọc tiếp:

Bài 1: Thanh Hà – Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm Chip nano
Bài 2: Tôn Thất Thông – Điểm tử huyệt Trung Quốc: Công nghệ bán dẫn

Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm “Chip nano”

Tác giả: Thanh Hà

DĐKP giới thiệu: Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan ngày càng hung hãn làm dấy lên nhiều lo ngại. Liệu Trung Quốc có dám tấn công Đài Loan hay không? Liệu Đài Loan có thể tự phòng thủ được không? Liệu Mỹ có trực tiếp can thiệp hay không? Trong hai tháng qua, DĐKP đã giới thiệu nhiều bài viết để giúp thêm dữ liệu hòng tìm câu trả lời – dựa trên quan điểm chính trị và quân sự. Có một cách nhìn khác không kém phần quan trọng chưa nói tới: Một mặt, Trung Quốc đang tụt hậu về công nghệ bán dẫn, chỉ sản xuất được 16% nhu cầu bán dẫn cho cả nước. Riêng với các Chip cao cấp đời mới, Trung Quốc không sản xuất được và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Mặt khác trong lĩnh vực này, Đài Loan là nguồn cung rất quan trọng, chỉ riêng công ty TSMC đã chiếm hơn 50% thị phần thế giới về gia công Chip (Foundry). Riêng các Chip cao cấp nhất loại 7 nano, TSMC đang độc quyền. Vậy thì, có phải nhờ thế mà Đài Loan đang có “thẻ bảo hiểm nhân mạng” chống lại sự tấn công từ Trung Quốc, hay TSMC chính là mồi ngon làm cho Trung Quốc phải nhanh chóng ra tay thâu tóm, dù rủi ro sẽ vô cùng lớn: Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập, mất nguồn cung cấp bán dẫn làm kinh tế tê liệt, hoặc nếu toàn bộ lãnh đạo cao cấp của TSMC trốn được ra ngoại quốc, thì Trung Quốc cũng mất cả chì lẫn chài.

[Đọc tiếp]

Giải thích Khái niệm Phòng thủ Tổng thể Đài Loan

Tác giả: Lee Hsi-min và Eric Lee, The Diplomat 03-11-2020
Người dịch: Lê Nguyễn

Vào thời điểm Bắc Kinh ngày càng quyết đoán trong chính sách đối ngoại và nguy cơ xung đột quân sự xuyên eo biển ngày càng gia tăng, việc đưa Đài Loan vào đúng chiến lược quốc phòng là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Đối mặt với mối đe dọa thường trực và sự hỗ trợ quân sự không chắc chắn của Mỹ, Đài Loan phải tăng cường khả năng tự vệ bằng cách thực hiện và thể chế hóa khái niệm Phòng thủ Tổng thể (Overall Defense Concept hay gọi tắt là ODC).

[Đọc tiếp]

Cần học hỏi khoa học kỹ thuật

Phúc Ông trăm truyện – Truyện số 32 
Tác giả: Fukuzawa Yukichi 
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Lời dịch giả: Bài viết hơn 120 năm về trước nhưng vẫn còn giá trị ở hiện tại. Thật hay cho câu “Đành rằng các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuyên môn là bảo vật thực sự của đất nước, là nguồn lợi ích cơ bản của toàn dân nhưng nếu không có người dân trong xã hội sử dụng các thành quả nghiên cứu của họ, thì khoa học kỹ thuật cũng chẳng mang lại lợi ích gì!” Không những các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật mà cả các cấp lãnh đạo quốc gia nên ghi nhớ kỹ lời này.

[Đọc tiếp tại đây]

“Trầm cảm tập thể” cần được chữa lành!

Thực hiện phỏng vấn: Nguyễn Vĩnh Nguyên (báo Tuổi Trẻ)

Khủng hoảng đa diện mà đại dịch gây ra có thể kéo theo những chấn thương lớn trong tinh thần xã hội. Ông Tôn Thất Thông, tác giả cuốn Thần kỳ kinh tế Tây Đức từng đoạt giải Sách hay (hạng mục sách Kinh tế, 2020) có những chia sẻ về cách mà người Đức xử lý, giải quyết khủng hoảng hậu chiến và trong đại dịch.

[Đọc tiếp tại đây]

Covid-19: Kinh nghiệm thế giới và suy nghĩ về Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Sĩ Huyên

DĐKP giới thiệu: Sau bài phỏng vấn được đăng trên DĐKP hôm 17.7.2021 (xem tại đây), GS TS Nguyễn Sĩ Huyên yêu cầu chúng tôi đăng tiếp bài sau đây để cho đề tài được đầy đủ. Bài này đã được GS Huyên trình bày trong hội thảo trực tuyến của nhóm EDU-SCI vào ngày 24.7.2021. Bài viết này cũng như tham luận của 7 diễn giả khác trong hội thảo đã được đăng tại đây. Để xem thêm trọn bộ những bài viết và phỏng vấn GS Nguyễn Sĩ Huyên chung quanh đề tài COVID, xin xem tại đây.

[Đọc tiếp tại đây]

Châu Á vận hành như thế nào?

Tác giả: Sam Roggeveen phỏng vấn tác giả sách của Joe Studwell
Người dịch: Uông Sĩ Vinh

Tháng trước, blogger của trang Marginal Revolution, Tyler Cowen, đã mô tả tác phẩm Châu Á vận hành như thế nào? Thành công và thất bại của khu vực năng động nhất thế giới [How Asia Works: Success and Failure in the World’s Most Dynamic Region] của Joe Studwell là ‘cuốn sách kinh tế yêu thích nhất của tôi trong năm nay [2013]’. Do đó tôi quyết định tìm hiểu nguyên nhân của sự ồn ào này …

[Đọc tiếp tại đây]

Đại dịch Covid-19: suy nghĩ góp ý cho một giải pháp Việt Nam

Phỏng vấn Giáo Sư Y khoa Nguyễn Sĩ Huyên

Lời giới thiệu của BBT DĐKP: Tình hình COVID tại Việt Nam rất nghiêm trọng. Tâm lý dân chúng rất hoang mang sợ hãi, và chính sách nhà nước thì rõ ràng đang lúng túng. Vì thế, chúng tôi tổ chức phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên một lần nữa và có yêu cầu Ông mạnh dạn đề nghị vài giải pháp dựa trên nền tảng khoa học. Các câu trả lời của GS Huyên giúp chúng tôi khẳng định một phỏng đoán đã có từ một năm nay: Tư duy chiến tranh „chống dịch như chống giặc“ không phù hợp chút nào để đối phó với nạn dịch phức tạp như Covid. Có cần phải hốt tất cả F0 vào bệnh viện, khi mà Sở Y Tế thành phố HCM cho biết là hơn 80% ca nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ? Có nên cách ly tập trung tất cả F1, khi sự lây nhiễm chéo ở đó sẽ là tất yếu, đấy là chưa kể họ sẽ mất nguồn thu nhập cả tháng? Có nên phong tỏa một khu dân cư hàng vạn dân, chỉ vì nơi đó đã có vài ca F0, trong lúc nhiều hộ gia đình ở đó sinh tồn nhờ thu nhập hàng ngày? Đã đến lúc tư duy thời chiến phải nhường chỗ cho tư duy thời bình, lấy ý kiến của chuyên gia y học, xã hội và kinh tế làm nền tảng để định chính sách. Chúng tôi tin rằng, nội dung bài phỏng vấn này sẽ rất có ích cho những người hoạch định chính sách chống dịch ở Việt Nam. Xin chân thành cám ơn GS Nguyễn Sĩ Huyên.

[Đọc tiếp tại đây]

Cập nhật tình hình COVID-19 hiện nay tại Việt Nam

Phỏng vấn GS TS Nguyễn Sĩ Huyên

Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay tại TP HCM vẫn còn chiều hướng phát triển phức tạp. Bạn đọc đã đặt nhiều câu hỏi thời sự về bài viết của GS TS Nguyễn Sĩ Huyên. Chúng tôi, vì vậy lại có dịp trao đổi với GS Huyên cập nhập về nhận xét và đánh giá của Ông về tình huống đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay.

[Đọc tiếp tại đây]

Đại dịch Corona tại Việt Nam – bổ sung về cách nhìn

Giới thiệu: sau khi đăng bài “Một cách nhìn về đại dịch Corona hiện nay tại Việt Nam”, độc giả đã hưởng ứng đông đảo và có nêu lên vài câu hỏi liên quan đến việc chủng ngừa. GS TS Nguyễn Sĩ Huyên trả lời và yêu cầu chúng tôi đăng tải để rộng đường dư luận.

[Đọc tiếp tại đây]