Trang chủ » Văn hóa, xã hội » Nghiên cứu văn hóa xã hội (Trang 3)

Category Archives: Nghiên cứu văn hóa xã hội

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (3)

NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN TRONG VIỆC THIẾT LẬP NỀN TẢNG PHÁP QUYỀN VÀ HẠN CHẾ

Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam

Để pháp quyền được tồn tại, mọi người cần tin tưởng vào nó và tuân thủ nó. Họ cần xem đó như là một bộ phận tồn tại cần thiết, hợp lý trong hệ thống pháp lý – chính trị của họ. Thái độ này bản thân nó không phải là một điều luật. Nó là một quan niệm chính trị chung được thêm vào trong hệ thống tín ngưỡng văn hóa. Khi niềm tin này được phổ biến, pháp quyền có thể có sức bật và sống sót qua nhiều thế hệ, vượt qua được cả sự miệt thị của các quan chức nhà nước. Tuy nhiên, khi mà niềm tin này không được phổ biến thì phá quyền có thể trở nên rất yếu và gần như không có tiếng nói.

[Đọc tiếp]

Dẫn Nhập Ngắn Gọn Về Pháp Quyền (2)

NHỮNG LỢI ÍCH CHÍNH CỦA PHÁP QUYỀN

Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam

Với sự lưu tâm tới chính phủ, mỗi công dân thừa hưởng lợi ích từ việc được biết trước việc chính phủ sẽ phản ứng thế nào đối với hành động của mình. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của tự do, khi công dân biết tất cả những hành động mình có thể làm được mà không sợ bị chính quyền can thiệp hay ngăn cản. Bất kể điều gì không bị cấm đoán bởi luật pháp thì đều có thể thực hiện mà không phải lo ngại điều gì. Thiếu đi sự đảm bảo này, con người sẽ luôn luôn hành động một cách liều lĩnh.

[Đọc tiếp]

Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1)

ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHÁP QUYỀN

Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam

Cho tới tận bây giờ, những cuộc tranh cãi về chủ đề “pháp quyền” vẫn còn đang nảy lửa. Chủ yếu, các nhà học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách vẫn còn có những ý kiến khác nhau về định nghĩa của từ pháp quyền, các nhân tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt mọi lúc, mọi nơi và còn nhiều những câu hỏi phức tạp khác…

[Đọc tiếp]

 

GS Chu Hảo nói về tầng lớp trí thức ở Việt Nam

Tác giả: GS Chu Hảo

Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?

[Đọc tiếp]

 

Tự do và bình đẳng trong tiếp cận tri thức – Vấn đề chủ chốt để cải thiện nền học thuật

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

DĐKP giới thiệu: Việt Nam đang có chính sách độc quyền về văn hóa và tư tưởng. Các nhà lý luận đảng CSVN rất hãnh diện về thành quả đó, và rất hăng hái biện luận cho chính sách độc quyền này. Các lý luận gia đó không hề hay biết rằng, họ đang lập lại chính sách của châu Âu thời trung cổ, một chính sách đã kềm hãm xã hội châu Âu không ngóc đầu lên nổi suốt nhiều thế kỷ. Mãi đến khi họ thoát khỏi vòng kim cô “độc quyền triết học” của Giáo Hội, lục địa châu Âu mới bắt đầu thăng hoa kể từ thế kỷ 17. Hệ lụy của chính sách “độc quyền về văn hóa và tư tưởng” tại Việt Nam hiện nay vô cùng rộng lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực. Một trong những hậu quả tai hại đó được Hà Thủy Nguyên trình bày dưới đây ngắn gọn, dễ hiểu và rất sắc bén. Cho dù bài viết chỉ nêu lên một khía cạnh rất nhỏ, nhưng đủ để chúng ta suy ngẫm chiêm nghiệm, nhất là đối với các bạn trẻ quan tâm đến tương lai đất nước.

[Đọc tiếp]

Trả lời câu hỏi: Khai Sáng Là Gì?

Tác giả: Immanuel Kant
Thái Kim Lan dịch và chú thích

Giới thiệu của DĐKP: Khai sáng là trào lưu tư tưởng quan trọng trong lịch sử văn minh châu Âu. Nó là nền tảng tư tưởng của hai cuộc cách mạng dân chủ ở Mỹ (1776) và Pháp (1789), là phương pháp tư duy của các cuộc cách mạng kinh tế, cách mạng công nghiệp kể từ thế kỷ 18. Vậy khai sáng là gì? Một trong những định nghĩa quan trọng nằm trong bài tiểu luận sau đây của Immanuel Kant. Hầu như mỗi nước đều đã có bản dịch ra tiếng địa phương. Ở Việt Nam cũng có nhiều bản dịch khác nhau, hoặc từ tiếng Pháp hoặc từ tiếng Anh, Nga, cho nên cũng có thể có ít nhiều “tam sao thất bổn”. Bản dịch sau đây của Thái Kim Lan, tiến sĩ triết học ĐH München, có lẽ là bản dịch chính xác nhất từ nội dung đến câu chữ, so với bản gốc tiếng Đức của Kant.
Trong bối cảnh độc quyền văn hóa tư tưởng ở Việt Nam, nhà báo bị rút thẻ hành nghề, ký giả bị ngăn cản vào mạng xã hội v.v… thiết tưởng cũng là điều cần thiết cho các bạn trẻ tìm hiểu thêm về khai sáng để chọn cho mình một thái độ đúng đắn, biết từ chối và chống lại sự bảo hộ của người khác, để thoát ra khỏi tình trạng “vị thành niên” trong tinh thần của Kant.  

[Đọc tiếp]

 

Thế Nào Là Người Trí Thức?

Tác giả: Paul Alexandre Baran
Người dịch: Phạm Trọng Luật

Trong tiểu luận xuất sắc được giới thiệu ở đây, khi lập đường phân thủy giữa «trí thức» với «lao động trí thức», Baran đã đưa ra một sự phân biệt hợp lý và cần thiết. Và mặc dù được khai sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thật ra nó đã vượt thoát khuôn khổ của môi trường này. Phê phán của ông đối với một thành phần xã hội nào đó ở Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị, nếu đường ranh trên được áp dụng trong một khung cảnh khác, quốc gia chậm tiến hay chủ nghĩa xã hội đương tồn.

Đọc tiếp…

Đọc Karl Marx! Một cuộc trao đổi với Immanuel Wallerstein

Marcello Musto phỏng vấn Immanuel Wallerstein

Trong ba thập kỉ qua, các chính sách và hệ tư tưởng tân tự do gần như không bị thách thức trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, cùng với những bất bình đẳng sâu sắc tồn tại trong lòng xã hội chúng ta – đặc biệt giữa phương Bắc và phương Nam– và các vấn đề môi trường đầy thảm họa của thời đại chúng ta đã thúc giục nhiều học giả, nhà phân tích kinh tế và chính trị gia mở lại cuộc tranh luận về tương lai của chủ nghĩa tư bản và sự cần thiết của một đối chọn khác. Chính trong bối cảnh này, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, nhân dịp sinh nhật lần thứ 200 của Marx, đã có “sự hồi sinh của Marx”; trở về với vị tác gia trong quá khứ vốn thường bị gắn kết một cách sai trái với chủ nghĩa giáo điều Marx – Lenin, và sau đó nhanh chóng bị bác bỏ sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin [tháng 11/ 1991].

Đọc tiếp

 

Israel Mới và Israel Cổ đại

Những lý do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ Quốc gia Do Thái

Tác giả: Walter Russel Mead (Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2008)
Người dịch: Trần Ngọc Cư 

Dẫn nhập của dịch giả: Quyết định của Chính quyền Trump chính thức công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và cho dời Đại sứ quán Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ từ Tel Avi đến Jerusalem đang dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo và gặp sự phản đối từ nhiều cường quốc đồng minh Phương Tây cũng như từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, nếu đặt quyết định này trong bối cảnh chính trị Mỹ hiện nay, nó có thể là một hành động khôn ngoan của Tổng thống Trump nhằm củng cố hậu thuẫn của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Da trắng (White nationalists) và các giáo hội Tin Lành bảo thủ đã đưa ông vào Nhà Trắng — một cơ sở hậu thuẫn rất cố kết (cohesive) đã và sẽ giúp ông lèo lái qua nhiều sóng gió của chính trị nội bộ. Cũng là lẽ thường, mỗi khi phải đối đầu với quá nhiều thử thách trong nước, các lãnh đạo chính trị thường mở con đường sống, thậm chí là con đường máu ở ngoài nước, chủ yếu để chuyển hướng dư luận nội bộ …

[Đọc tiếp]

 

GÓP Ý – Để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống

Tác giả: Đào Công Tiến (cựu Hiệu trưởng Đại Học Kinh Tế TP HCM và thành viên Ban Nghiên Cứu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

Tập sách nhỏ GÓP Ý này là phần trích riêng những bài viết từ cuốn sách “Tư Duy Phát Triển” do nhà xuất bản Thời đại xuất bản năm 2011, có bổ sung thêm một số bài mới đưa lên ở đầu sách: “Góp ý trước thềm phán quyết-sửa đổi Hiến pháp 1992”, “Đừng quay lưng lại với đòi hỏi cải cách thể chế chính trị”, Nhớ lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30.4.1975”. Tất cả nội dung của những bài viết đều liên quan đến tư duy lý luận gắn liền với chuyện dân, chuyện nước mà tác giả quan tâm, gởi gắm vào đó tâm huyết và sự hiểu biết của tác giả.

DĐKP xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm của một nhà học giả chân chính, đã can đảm nói lên những suy nghĩ trung thực, dù cho búa rìu của hệ thống đàn áp tư tưởng vẫn áp nặng hàng ngày. Tập sách (92 trang) bao gồm 17 bài viết cùng chủ đề nhưng tương đối độc lập nhau, cho nên độc giả có thể chọn để đọc các đề tài nào thuộc quan tâm của mình.

Đọc tiếp bản PDF từ nguồn Viet-Studies

Hoặc đọc từ kho lưu trữ của DĐKP: DaoCongTien_GopY