Trang chủ » 2020
Yearly Archives: 2020
Tại sao các cử tri của Trump vẫn trung thành với ông
Tác giả: Edward Lempinen, Berkeley News, December 7, 2020
Người dịch: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Trong nhiều cuộc phỏng vấn, các nhà khoa học đại học Berkeley đã gặp một lập luận được xem là phổ biến trong những người ủng hộ Trump cuồng nhiệt (có người gọi là cuồng Trump): “Trump làm một số điều ngu ngốc, nói rất nhiều điều ngu ngốc, không ngậm miệng khi cần. Nhưng làm rung chuyển cả hệ thống là việc đáng làm”. Điều này cho thấy, những chuyện Trump làm ít hay nhiều đều có quan hệ mật thiết với quá khứ, hiện tại và tương lai người Mỹ, nhất là Mỹ da trắng. Cho nên họ ủng hộ, điều đó cũng dễ hiểu. Nhưng nhiều trí thức danh giá ở Việt Nam cách xa nước Mỹ cả 10.000 cây số thì sao? Lý do nào đã đưa đẩy họ vào con đường ủng hộ Trump cuồng nhiệt, thậm chí chà xát, có lúc thóa mạ lên cả tình bạn, tình đồng đội của những người yêu chuộng dân chủ tự do, chỉ vì họ có quan niệm khác về Trump? DĐKP mong mỏi đọc được một bài phân tích sâu sắc về những người Việt Nam ủng hộ Trump cuồng nhiệt. Trước mắt, xin giới thiệu bài nghiên cứu hay về người Mỹ qua hiện tượng Trump.
Covid-19 tại châu Á, Việt Nam
Tại sao lây nhiễm và tử vong thấp?
Tác giả: GS BS Nguyễn Sĩ Huyên
DĐKP giới thiệu: Trong khuôn khổ buổi hội thảo trực tuyến về Covid, bài thuyết trình của GS Nguyễn Sĩ Huyên đã được đăng cách đây một tuần trên Diendan.org (xem ở đây). Căn cứ vào câu hỏi của một số độc giả, bài viết được bổ sung thêm một đoạn ở cuối bài. DĐKP hân hạnh được tác giả cho phép đăng để rộng đường thảo luận.
Thời huy hoàng của Ả Rập
Tác giả: Susanne Utzt, ZDF
Lược dịch và bổ sung: Tôn Thất Thông
Phim TV của ZDF Dokumentation:
Große Völker (2) – Die Araber (Những dân tộc vĩ đại (2) – Ả Rập)
Nói đến Ả Rập là chúng ta hình dung các nước ở Trung Đông, đa số theo đạo Hồi. Rất nhiều người trong thế giới phương Tây không có thiện cảm với Ả Rập vì liên tưởng đến nhóm khủng bố Hồi Giáo. Thật ra, có bao nhiêu chiến binh khủng bố? Vài chục ngàn, hay cứ cho là 100.000 cho chẵn. So với 1,8 tỉ giáo dân khắp nơi trên thế giới, thì nhóm khủng bố Hồi giáo chỉ chiếm tỉ lệ 1/20.000. Một tỉ lệ quá nhỏ, còn nhỏ hơn tỉ lệ của một vài tội phạm đáng nguyền rủa trong các xã hội văn minh. Vậy thì tại sao vì tỉ lệ nhỏ bé đó để ghét lây cả một cộng đồng tôn giáo? Đấy là chưa kể, chúng ta đang thừa hưởng khá nhiều thành quả mà nền văn minh huy hoàng Ả Rập để lại cách đây 1000 năm: Về khoa học, họ không kém văn minh Hy Lạp, Ba Tư, Ấn Độ, Trung Hoa; họ hơn hẳn khoa học của La Mã; còn so với Tây Âu? Người Francia và Germania lúc ấy còn là các giống dân lạc hậu không đáng để so sánh. Chúng ta đang sử dụng hàng ngày nhiều thành quả mà họ đã để lại. Tìm hiểu văn minh Ả Rập quả là điều vô cùng thú vị, nhất là câu hỏi: từ những bộ lạc du mục, làm sao họ đã xây dựng được một nền khoa học rực rỡ? Xin giới thiệu phim tài liệu của đài ZDF Dokumentation, được lược dịch và bổ sung thêm một ít tài liệu khác (những chỗ có ghi chú trong ngoặc []). Chúng tôi thêm vài tiểu đề để dễ theo dõi.
Quan điểm về kinh doanh của Matsushita Kônosuke
MATSUSHITA Kônosuke, người được người Nhật xem là thánh kinh doanh, trong quyển “CÁCH NHÌN VÀ XEM XÉT SỰ VIỆC”, 1963. Matsushita Kônosuke (1894-1989) là người sáng lập công ty PANASONIC.
Người dịch: NSH
Lời người biên dịch: Văn phong của tác giả có khuynh hướng khiêm tốn và hơi lập đi lập lại không được cô động lắm. Mặc dù hơi khó đọc trong tiếng Việt nhưng để có thể biết phần nào văn phong của tác giả, người biên dịch cố gắng dịch sát theo quan điểm xem văn biết người. Tuy nhiên, có điều gì không đúng hoặc chưa đạt là do khả năng giới hạn của người biên dịch. Tiểu đề là do người biên dịch dịch thoát với dụng ý để dễ nắm được đại ý của mỗi đoạn và thu hút muốn đọc của độc giả.
Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang thua
Washington phải chứng tỏ Bắc Kinh sai lầm
Tác giả: Julian Gewirtz, Foreign Affairs, November/December 2020
Người dịch: Trần Ngọc Cư
Hậu quả của nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump sẽ còn được tranh luận trong nhiều thập kỷ tới – nhưng đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, ý nghĩa của nó đã rõ ràng. Các nhà cầm quyền của Trung Quốc tin rằng, bốn năm qua cho thấy Hoa Kỳ đang xuống dốc nhanh chóng và sự suy thoái này đã khiến Washington điên cuồng cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc…
Chăm sóc sức khỏe ở tuổi xế chiều
Thuyết trình viên: GS Bác Sĩ Nguyễn Sĩ Huyên
Ghi chép: Nhóm Diễn Đàn Khai Phóng
DĐKP giới thiệu: Cuối tuần vừa qua, chúng tôi được tham dự một buổi hội thoại qua video vô cùng lý thú và bổ ích. Với MC Phạm Ngọc Thúy, thuyết trình viên Nguyễn Sĩ Huyên, đề tài thiết thân và nội dung chuẩn bị rất chu đáo đã lôi cuốn người nghe, quên cả thời gian. Nhận thấy bài thuyết trình rất bổ ích cho mọi người ở lứa tuổi trên 60, chúng tôi mạn phép phổ biến để quí độc giả thưởng lãm. Các tiểu đề do DĐKP đặt thêm để dễ theo dõi.
Huyền thoại về lòng từ thiện
Tác giả: Anne Monier
Người dịch: Phạm Như Hồ
Về cuốn: Winners take all. The elite charade of changing the world/Người chiến thắng hốt hết. Trò chơi chữ của thành phần tinh hoa về sự biến đổi thế giới của Anand Giridharadas. Penguin Random House.
Vì sao chính trị gia Donald Trump có cơ sở hậu thuẫn đáng nể sợ
Tác giả: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Cuối cùng thì Donald Trump cũng rời khỏi vũ đài quyền lực. Chính trị gia Trump sẽ không còn ảnh hưởng gì nhiều, nhưng trên góc nhìn tâm lý xã hội thì hiện tượng Trump vẫn còn tồn tại, và học giả năm châu còn tốn nhiều bút mực cho hiện tượng có một không hai đó, đi kèm với những hệ lụy khó lường lên hệ thống chính trị phương Tây. Xin giới thiệu một cách nhìn thú vị của Trần Ngọc Cư, cây viết quen thuộc đã sống ở Mỹ 50 năm, đã tiếp cận hàng ngày với một xã hội cực kỳ khó hiểu, chịu tác động của một hệ thống thông tin cực kỳ phân liệt. DĐKP nhận được bài này đúng vào hôm Nhà Trắng thông báo cho Joe Biden là họ sẵn sàng kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực sau ba tuần dằng co.
Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng (Phần 2)
Những bước đi quyết định
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trong bài trước (xem ở đây), chúng ta đã ngược dòng lịch sử để trở về năm 1543, khi Nicolaus Copernicus xuất bản tác phẩm nổi danh làm đảo lộn những giá trị khoa học được tôn thờ cả 2000 năm trước. Sự biến đổi hệ hình đó trong ngành thiên văn học không những mang lại ánh sáng mới cho khoa học tự nhiên, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của sự giải phóng tư tưởng để thoát ra khỏi tù túng chật hẹp của ý thức hệ. Có như thế, sức sáng tạo của con người mới có thể phát triển mạnh mẽ. Phương pháp của Copernicus – dùng sự quan sát, đo đạc, thử nghiệm để tìm ra mối quan hệ tổng thể – đã chấp cánh cho khoa học để tạo nên những cuộc cách mạng tiếp theo mà chúng ta sẽ khảo sát trong những bài tiếp theo đây.
Anh Cả Cò – Người tù xử lý nội bộ
Hồi ký của Trần Thư
Sai lầm có tầm vóc ngang hàng với tôi ác của đảng cộng sản Việt Nam sau 1954 thì có nhiều. Bản án cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm là hai thí dụ mà chúng ta đã biết. Nhưng có một vụ án khác cũng không kém phần tàn khốc: “vụ án chống đảng” cuối thập niên 1960, đã gây bao oan ức cho hàng vạn người, đại đa số là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có lòng với dân tộc. Nếu kể thêm hệ lụy cho gia đình thì khỏi nói là tầm vóc lớn bao nhiêu. Dưới chế độ này, chúng ta khó hy vọng lịch sử sẽ được viết một cách khách quan để trả lại công lý cho nạn nhân. Cùng lắm chúng ta chỉ chờ đợi những bài viết ngắn, những hồi ký của nạn nhân để may ra thấy được một ít ánh sáng. Xin giới thiệu hồi ký của nạn nhân Trần Thư.