Trang chủ » PHÚC ÔNG TRĂM TRUYỆN (41)

PHÚC ÔNG TRĂM TRUYỆN (41)

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

PHƯƠNG CÁCH ĐỂ SỐNG ĐỘC LẬP

Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch : Nguyễn Sơn Hùng

DĐKP giới thiệu: Fukuzawa Yukichi là một nhân vật lỗi lạc của Nhật trong triều đại Minh Trị Thiên Hoàng. Ông là người đầu tiên đưa triết lý khai sáng vào chính trị, kinh tế và văn hóa Nhật Bản ở cuối thế kỷ 19, làm cho Nhật nhanh chóng vươn lên bắt kịp phương Tây sau một nửa thế kỷ. Sự phát triển thần kỳ của Nhật từ đó tới nay mang rõ dấu ấn của Fukuzawa Yukichi. Khi nghĩ hưu, ông tìm cách ghi chép những kinh nghiệm cá nhân đã dẫn ông đến thành công. Cám ơn bạn Nguyễn Sơn Hùng đã sưu tập, dịch và giới thiệu cho độc giả những ý tưởng sâu sắc của vị học giả mà tên tuổi vẫn còn mãi lưu truyền trong sử sách Nhật Bản.

***

Là con người phải có tự tin và giữ gìn phẩm hạnh.Bản thân chúng ta đã có đủ ngần này trí đức, không cần phải xấu hổ với người khác. Phải tự trọng và tự tin chúng ta đáng được tôn trọng. Đó là cội nguồn phát sinh và nuôi dưỡng tinh thần độc lập trong chúng ta. Là đại nghĩa không được rời bỏ giây phút nào và dùng nó để xử lý mọi việc.

Tuy nhiên, muốn sống độc lập nhưng nếu không có phương cách để thực hiện, trong lòng sẽ luôn buồn phiền, cô độc và là nỗi đau khổ to lớnsuốt cuộc đời.

Vậy phương cách để sống độc lập là gì? Chính là cái để có được cái ăn mặcở.

Người đời thường nói: “Trời không giết người, nếu thành tâm gắng sức, sống không phải là khó”. Mặt khác, ham lợi là thường tình của con người từ xưa đến nay. Vạn người như một, tụ tập, chen chúc vào nơi có lợi. Chúng ta cũng là người trong số đó. Cái này gọi là “cạnh tranh”.

Cạnh tranh là cảnh khó coi, người quân tử khó vui thích làm việc này. Nhưng ăn cái mặc không ở trên trời rơi xuống, không ở dưới đất trồi lên. Do đó, để không làm phiền người khác và thật sự sống độc lậpở cái thế giới đầy cạnh tranh này, chúng ta cần phảikhông ngừng chịu khổ và cốgắng trong sinh hoạt gia đình và hoạt động xã hội, mặc dù thân thể chúng ta không phải là gỗ đá. Nên có thể nói con đường sinh sống của con người thật không phải dễ đi.

Để không phải chỉ nghĩ suông độc lậptrong tâm, cáithực tế giúp chúng ta sống độc lập là tàisản vậtchấthay phương tiện sinh sống. Nếu phương cách để có được tài vậthay phương tiện sinh sống quá khó khăn thì đồng thờivới việc cố gắnghơn để có chúng, chúng ta còn phải suy nghĩ phương cách tiêu xài, chi phí đúng cách.

Đến đây vấn đề mới là nên phân biệtkeo kiệttiết kiệm như thế nào?

Keo kiệt là thiếulòng thương người, mấtlòng biết xấu hổ, tham lam tiền tài quá đáng, vượt đạo lý cho phép.

Tiết kiệm là quản lý sinh kế bản thân, sinh kế gia đình nghiêm túc, không trang trí bề ngoài hào nhoángvô ích.

Người có lòng quân tử muốnkeo kiệt cũng không thể làm được. Do đó, nếu muốn sống độc lập ngoài việc tránhkeo kiệt, phảiluôn để tâm tiết kiệm. Tính toán chính xác sinh kế gia đình, giảm bỏ các lãng phí không phải là keo kiệt mà làm vững chắc cơ sở để sống độc lập.

Ném số tiền lớn cho một đêm chơi hào phóng, tổ chức các nghi lễ kết hôn hay tang chế màu mè để làm ngạc nhiên bạn bè hoặc người chung quanh.Nếu nói sảng khoái thì sảng khoái thật. Nếu sinh kế gia đình cho phép, tìm cái vui vẻ này cũng là lẽ tự nhiên của con người. Nhưng nếu sinh kế gia đình không rộng rãi, dư dả mà phung phí tiền bạc như vậy là tiêu xàikhông đúng thân phận mình.Có ngườilấy cái hy vọng khó thành, tiền chưa có được nhưng tính như đã có trong tay, lấy làm thế chân để đi vay mượn tiền người khác.Nếu hỏi lý do, họbảo rằng để giữ thể diện cho mình hay cho gia tộc, chi phí này không thể không tốn. Cái lý do như vậy không thể nói là lý do được.

Theo tôi nghĩ, giữthể diện là sợ tiếng đời.Sợ tiếng đời có nghĩa là không để phải xấu hổ, hổ thẹnvới người đời. Nhưng tiêu xài phung phí vô lý, che tai mắt bạn bè, người chung quanh để vay mượn, sau lại phải năn nỉ bạn bè xin khất trả, hay phải cúi đầu xin lỗi khi bị đòi trả. Hành động này không phải là xấu hổ nhấtở đời này sao?

Thật ra người giàu tiêu xài nhiều tiền là gián tiếp làm kinh tế xã hộithuận lợi. Đó là điều tốt. Nhưng chỉ có tài sản bậc thườnglại bắt chước người giàu, nói là sợ tiếng đời hay khen chê của thế gian, tiêu xài vô lý không xứng phận mình là quên mấtlòng tự tin, tự trọng, cái quan trọng nhất của con người. Phải nói hạng người này là nô lệ của tiếng đời.

Nếu nhìn cái thế giới phàm tục biến động nhanh chóng này, những hạng ngườisau không phải là ít. Nào là các sinh viên trẻ tuổi xài tiền không mục đích, ngườiđời chê ghét. Nào là các quan chức nhà nước hay các nhân vậtđược trọng vọng trong giới làm ăn nhưng không thể quản lý nghiêm túc sinh kế gia đình để rồi rơi vào cảnhthiếu hụt thảm hại không thể gầy dựng lại. Để rồi phải bẻ cong cái nghĩa tiết quan trọng làm những chuyện xấu xa không thể ngờ tới và cuối cùng phải than thở và đau khổ.

Nói cho đúng, tất cả là do chúng ta xem thường phương cách thực tế để sống độc lập, hoặc do sợ tiếng đời, sợ chê khen của thế gian nhưng lại quên cái hổ thẹn to lớn của bản thân chúng ta mà ra. Phải nói như vậy là thiếudũng cảm chân thật trong cuộc sống, là nô lệ của người đời.

Nguyễn Sơn Hùng

Tháng 6/2017

Nguồn: Truyện số 41 trong quyển “Phúc Ông Trăm Truyện” của Fukuzawa Yukichi, 1901, Thời Sự Tân Báo Xã phát hành.

Xem thêm:

Truyện 41 – PHƯƠNG CÁCH ĐỂ SỐNG ĐỘC LẬP
Truyện 30 – KHÔNG NÊN HIỂU SAI Ý NGHĨA CỦA TỪ “GIÚP ĐỠ”
Truyện 29 – PHẢI SỐNG ĐỘC LẬP KHI TRƯỞNG THÀNH

Xem thêm cùng tác giả: Những bài viết và dịch của Nguyễn Sơn Hùng