Trang chủ » Danh nhân (Trang 2)
Category Archives: Danh nhân
Nữ Hoàng lưu vong (3) – nhộng có trở thành bướm?
Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần
DĐKP giới thiệu: Không có gì khổ tâm hơn cho một vị nguyên thủ là thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn trên chính ngay quê hương của mình. Rời phủ thủ tướng, Angela Merkel muốn làm lại cuộc đời. Bắt đầu như một con nhộng, rồi sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Liệu nhộng có trở thành bướm như ước mơ hay không?
Nữ Hoàng lưu vong (2) – con người quốc tế
Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần
DĐKP giới thiệu: Đây là đoạn thứ hai của bài viết, cho thấy một ít tia sáng về cuộc đời của một vị nguyên thủ, vốn là phụ nữ lúc nhỏ rất khiêm tốn, giờ đây phải khẳng định mình trong thế giới nguyên thủ chỉ toàn là đàn ông.
Nữ Hoàng lưu vong
Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần
DĐKP giới thiệu: Cuộc sống Angela Merkel vẫn còn bí ẩn sau khi rời phủ thủ tướng. Hiếm khi có một cuộc phỏng vấn dài hơi, họa hoằn lắm bà mới tham dự một Talk Show, sách tiểu sử thì lại càng chưa có. Điều đó càng gây thêm tò mò trong bối cảnh chiến tranh Ukraine hiện nay. Bài sau đây là bài viết rất hiếm hoi về người phụ nữa lạ kỳ này. Tác giả Alexander Osang, một ký giả kỳ cựu của SPIEGEL và là bạn lâu năm của gia đình bà Merkel, vẫn không xin được một buổi phỏng vấn, mà chỉ hồi tưởng lại những những lần gặp gỡ riêng tư, ghép chúng lại thành những mảnh vụn lịch sử, trình bày ngắt quãng, đôi khi khó hiểu với một văn phong rất phi-chuyên-nghiệp, vốn không phải là văn phong lưu loát quen thuộc của Alexander Osang. Nhưng ai có thể liên kết chúng lại với nhau thì có thể tạo được một hình ảnh khá nhất quán, không phải của một chính trị gia lẫy lừng, mà là của một người sống bằng nội tâm với những suy nghĩ sâu xa bất định, người đam mê đủ chuyện, từ lịch sử đến kịch nghệ, từ khoa học đến thú dạo rừng . Bài viết quá dài, nên chúng tôi xẻ nó làm ba đoạn. Cuối mỗi đoạn đều có đường dẫn để đọc tiếp.
Tự tìm ra thiên phận
Điều 5: Tự mình tìm ra thiên phận của mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Hãy tự tìm ra thiên phận của bạn. Trước hết hãy thiết tha mong muốn và cầu nguyện. Nếu bền tâm tiếp tục cầu nguyện, tự nhiên tự bạn sẽ tìm ra thiên phận của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Thành công của làm người
Điều 4: Sống theo thiên phận
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Hãy phát huy trọn vẹn thiên phận trời đã ban cho bạn. Đó là cách sống đúng đắn có thể thỏa mãn bản thân và người khác, đồng thời thành công của việc làm người cũng có trong đó.
Bản chất con người: Càng mài giũa càng sáng chói
Điều 3: Rèn luyện mài giũa thiên phận của mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke (*)
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Con người có bản chất sáng chói giống như đá nguyên thủy của kim cương. Nhưng nếu không mài giũa thì bản chất ưu tú đó sẽ không được phát huy.
Bài 2: Đem hào quang đến vận mệnh
Điều 2 – Phát huy hữu hiệu vận mệnh của mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Phải chăng phần lớn của đời người được quyết định bởi cái được gọi là vận mệnh? Khi hồi tưởng lại con đường tôi đã đi qua đến nay, tôi không thể nào tránh được cảm giác như vậy!
Những điều xin ghi nhớ để sống
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người Dịch: Nguyễn Sơn Hùng
LỜI NGƯỜI DỊCH: Khi sắp trọn 90 tuổi, MATSUSHITA Kônosuke, nhà sáng lập tập đoàn Panasonic ngày nay, đã tuyển chọn đút kết 28 hạng mục mà ông nghĩ là nên ghi nhớ để sống ở đời. Trong tác phẩm “NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO” (2) ông đã nêu ra 102 điều. Từ đó chúng ta có thể hiểu 28 hạng mục được giới thiệu dưới đây rất quan trọng đối với ông để thành công trong việc làm người.
Nữ hoàng Elizabeth II không vô can trong những tội lỗi của Đế chế Anh quốc
Tác giả: Howard W. French
Người dịch: Kiến Văn
Nữ hoàng vừa quá cố là hiện thân của nước Anh và thể chế Anh quốc, đã khôn khéo quảng bá nó mà không bao giờ phê phán hay hối tiếc về quá khứ của đế chế. Bà mất đi, tôi không có ác ý gì cả. Còn đế chế của bà – và chế độ đế quốc, nói chung – lại là vấn đề khác.
Chuyện Vua Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc
Tác giả: Tôn Thất Thông
Tuần qua, Diễn Đàn Khai Phóng đã đăng bài “Đi tìm sự thực lịch sử về Vua Gia Long” của Thụy Khuê. Tác giả đưa ra những phân tích lịch sử mang tính chất phản bác lại những luận cứ đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam qua nhiều thế hệ, cho nên nhận được nhiều ý kiến phản hồi đủ loại xu hướng. Đó là chuyện tất nhiên và đáng hoan nghênh. Chúng tôi xin bổ sung một ít thông tin, hy vọng làm vấn đề sáng tỏ hơn một chút.