Trang chủ » Triết học (Trang 2)
Category Archives: Triết học
Con gà hay quả trứng gà có trước?
Tác giả: PGS TS Nguyễn Hữu Đổng
Con gà hay quả trứng gà có trước là chủ đề gây tranh luận nhiều thế kỷ.Cách đây vài năm, giới nghiên cứu khoa học người Anh bằng thí nghiệm thực chứng đã khẳng định rằng: con gà có trước quả trứng gà! Thực chất có phải như vậy không? Từ khía cạnh triết học khoa học, tác giả bài viết phân tích làm rõ sự thật về mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà; đồng thời, nhận diện sự thật về nguồn gốc hình thành sự sống của xã hội loài vật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất.
Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng
Tác giả: Nguyễn Trang Nhung
Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.
Toán học và triết học (1933)
Tác giả: Max Black[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa
Sự thành công của phương pháp khoa học đã khiến giới triết gia mơ tưởng tới một thứ triết lý mang tính khoa học, và có triển vọng một ngày nào đó đạt được mức độ chắc chắn, cũng như những thành tựu chồng chất của khoa học, bằng cách vay mượn chính những kỹ thuật của các ngành khoa học thiết định. Tuy nhiên, trong chức năng phê phán của nó – và chỉ với khía cạnh này của triết học mà chúng ta quan tâm ở đây – triết học không thể trông mong cạnh tranh với các ngành khoa học được …
Tại sao tư tưởng điều hòa lại cần thiết
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Lời giới thiệu của dịch giả: Tư tưởng điều hòa là một trong những tư tưởng triết học quan trọng của Matsushita Kônosuke. Mặc dù nội dung bài này không sâu sắc bằng bài trước (“Bản chất của điều hòa là gì?”), nhưng có thể vì tác giả thấy chưa diễn tả hết ý nên đã bổ sung. Mặc dù chỉ đọc bài trước độc giả cũng có thể nắm được tầm quan trọng của điều hòa nhưng để độc giả có thể theo dõi diễn biến suy nghĩ của tác giả nên dịch giả giới thiệu cả hai bài ở đây.
Bản chất của điều hòa là gì?
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Vạn vật nhờ tuân theo trật tự vũ trụ mà duy trì điều hòa. Con người cũng vậy, nếu biết thuận ứng (1)theo trật tự vũ trụ có thể kiến tạo được cuộc sống điều hòa.
Điều hòa nhất định không phải là thỏa hiệp hoặc thông đồng. Điều hòa là thuận ứng(1)với chân lý. Điều hòa là sống thuận với thiên phận.
Điều hòa nếu chỉ biết là không đủ, cần phải cùng nhau huấn luyện và áp dụng phát huy trong cuộc sống.
Ý nghĩa của đại nghĩa là gì?
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Lời giới thiệu của dịch giả: Đại dịch Covid-19 trên thế giới đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc tuân thủ và duy trì trật tự như thế nào. Một xã hội vô trật tự không thể nào có được hạnh phúc, hòa bình và phồn vinh. Tiến bộ của tự do và nhiều thứ khác có khuynh hướng làm cho con người quá tự tin vào tài trí cá nhân quên mất tầm quan trọng của trật tự, đoàn kết của cộng đồng. Đây cũng là một cơ hội tốt để chúng ta suy ngẫm ý nghĩa của đại nghĩa là gì và tầm quan trọng của từ ngữ này, và cũng là động cơ dịch giả giới thiệu bài viết này đến quý độc giả.
Lễ và tu thân
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Trong việc dạy lễ, shitsuke (tu thân) là quan trọng. Gia đình và học đường đương nhiên, xí nghiệp cũng cần phải quan tâm nhiều shitsuke (tu thân).
Shitsuke (tu thân) đúng nghĩa là phát huy thiên phận và đem con người đến hạnh phúc, không được cố chấp, gò bó vào hình thức.
Lễ là nền tảng của đức. Shitsuke (tu thân) là tạo ra đức này. Xã hội sống tốt đẹp sẽ hình thành khi mọi người cùng nhau shitsuke (tu thân) thuần thục, và điều hành cuộc sống mình sinh động.
Ý nghĩa cội nguồn của lễ là gì?
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch : Nguyễn Sơn Hùng
Lời giới thiệu của dịch giả: Từ trước đến nay tôi thường thắc mắc tại sao Nho học xếp lễ vào hàng thứ 2 sau nhân trong 5 đức tính quan trọng: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đọc xong bài này tôi rất thấm thía tầm quan trọng của lễ. Quan điểm về lễ của tác giả rất khoa học, giúp chúng ta hiểu tại sao vai trò shitsuke, tu thân quan trọng trong việc xây dựng xã hội hạnh phúc, hòa bình và phồn vinh. Đó là động cơ dịch giả dịch bài này để giới thiệu đến quý độc giả.
Thiên mệnh của con người
Thiên mệnh của con người – Dân chủ chân thật là thế nào?
Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch : Nguyễn Sơn Hùng
Theo quy luật tự nhiên, con người được ban phú cho thiên mệnh chi phối vạn vật. Khi trí tuệ con người phát huy đúng thiên mệnh này, vạn vật sẽ tuân theo chi phối của con người.
Để phát huy đúng trí tuệ con người cần phải tập trung chúng trí. Chúng trí là trí tuệ tối cao của xã hội con người có thể đạt được, chúng trí là đỉnh cao trí tuệ của thời đại lúc đó.
Mọi người cần phải cùng nhau tự giác thiên mệnh con người, tập trung chúng trí và nâng cao hơn. Chính trị, kinh tế vận doanh bằng chúng trí cao sẽ đem xã hội đến phồn vinh.
Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng (Phần 2)
Những bước đi quyết định
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trong bài trước (xem ở đây), chúng ta đã ngược dòng lịch sử để trở về năm 1543, khi Nicolaus Copernicus xuất bản tác phẩm nổi danh làm đảo lộn những giá trị khoa học được tôn thờ cả 2000 năm trước. Sự biến đổi hệ hình đó trong ngành thiên văn học không những mang lại ánh sáng mới cho khoa học tự nhiên, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của sự giải phóng tư tưởng để thoát ra khỏi tù túng chật hẹp của ý thức hệ. Có như thế, sức sáng tạo của con người mới có thể phát triển mạnh mẽ. Phương pháp của Copernicus – dùng sự quan sát, đo đạc, thử nghiệm để tìm ra mối quan hệ tổng thể – đã chấp cánh cho khoa học để tạo nên những cuộc cách mạng tiếp theo mà chúng ta sẽ khảo sát trong những bài tiếp theo đây.