Tác giả: Peter Morici, Marketwatch ngày 29 tháng 6, 2022
Người dịch: Lê Nguyễn
Khả năng răn đe của Mỹ đối với một cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn không đáng tin cậy bao lâu mà Mỹ không phá vỡ được sự phong tỏa của Nga hoặc trang bị đầy đủ vũ khí cho Ukraine
Tuyên bố gần đây [1] của Tổng thống Joe Biden rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc cố tiến chiếm Đài Loan bằng vũ lực, hầu như không phải là một sự hớ hênh. Chính sách mơ hồ về chiến lược của Hoa Kỳ [2] đã không còn hiệu quả [3] .
Kể từ khi Tổng thống Richard Nixon đến Trung Quốc và đưa hai quốc gia đến việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và thương mại [4], Hoa Kỳ đã công nhận một Trung Quốc [5]. Hoa kỳ đã luôn phản đối việc Bắc Kinh giành lại quyền kiểm soát Đài Loan thông qua vũ lực nhưng vẫn mơ hồ về việc liệu họ có can thiệp quân sự nếu Trung Quốc xâm lược hay không.
Sự mơ hồ có mục đích
Theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, Hoa Kỳ cung cấp cho Đài Loan vũ khí phòng thủ nhưng không bảo đảm sắt đá rằng Mỹ sẽ lao vào phòng thủ nước này vì hai mục đích [6]:
Một là, để tránh trực tiếp làm cho Bắc Kinh phản ứng dữ dội, vượt qua eo biển hoặc có những hành động gây hấn trên phạm vi rộng hơn ở Nam và Tây Thái Bình Dương. Hai là, Hoa kỳ không muốn khuyến khích Đài Loan kích động một cuộc đối đầu, chẳng hạn như lên tiếng tuyên bố độc lập của mình.
Tất cả những điều đó ngày càng trở nên bị tranh cãi.
Để trả lời cho một sự việc tranh cãi hồi năm 2019 xung quanh một tác phẩm điêu khắc tại Trường Đại Học Kinh tế London mô tả Đài Loan như là một phần của Trung Quốc, Tổng thống Thái Anh Văn đã tức tốc khẳng định Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và độc lập [7], ngừng việc thuê Hội trường Độc lập và gửi cho Chủ tịch Tập Cận Bình một bức thư, sự việc rõ ràng như vậy.
Trung Quốc hầu như không hề kiềm chế trong việc gia tăng xây dựng quân đội, không hề thực tâm có nỗ lực sống thân thiện với Đài Loan và các nước láng giềng ở Thái Bình Dương, họ luôn chuẩn bị và sẵn sàng cho một cuộc xâm lược nếu tình huống dẫn đến như vậy.
Chưa mấy khả tín
Đối với Hoa Kỳ, việc đảm bảo với các đồng minh ở Thái Bình Dương của chúng ta có vấn đề về độ tin cậy cũng như cả trong việc triển khai đúng loại lực lượng và số lượng cho đủ lớn.
Việc Mỹ bỏ quyền kiểm soát ở Biển Đen và các cảng của Ukraine [8], đã cho phép Nga bóp nghẹt các nhà cung ứng hàng đầu thế giới về lúa mì, hạt có dầu và các mặt hàng nông nghiệp quan trọng khác. Matxcơva có khả năng tạo ra tình trạng thiếu hụt trên phần thế giới đang phát triển và đẩy giá lương thực lên đến mức thành một cuộc trừng phạt.
Về lâu dài, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Nga nhưng các biện pháp trừng phạt đáp trả của Matxcơva đối với nguồn cung lúa mì và hạt có dầu đang có tác dụng hoàn toàn gần như lập tức.
Hoa Kỳ và các đồng minh NATO đã tự kiềm chế trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, một cách không cần thiết họ đã tự mình để bị đe dọa trước viễn cảnh Tổng thống Vladimir Putin sử dụng vũ khí hóa học [9] hoặc hạt nhân [10][11].
Hoa Kỳ quá tự kiềm chế
Chính sách này đã buộc Kyiv không thể có được một đội quân vượt trội về quân số và quân trang trong những điều kiện rất vô lý. Người Nga có thể ném bom các thành phố và dân thường của Ukraine theo ý muốn, nhưng các lực lượng Ukraine không được phép tấn công các mục tiêu bên trong Nga [12] vì họ không được cho có quyền tiếp cận với các loại vũ khí và viện trợ tài chính của Mỹ và NATO khác.
Biden đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không đưa lực lượng quân đội Mỹ trực tiếp giao chiến trừ khi họ bị tấn công [13].
Đài Loan cung cấp cho thế giới 92% chất bán dẫn tiên tiến của chuỗi cung ứng toàn cầu [14]. Do đó, một cuộc xâm lược của Trung Quốc hoặc thậm chí chỉ cần một cuộc phong tỏa sẽ khiến các nền kinh tế phương Tây phải bó tay và quị xuống trong vòng vài tháng.
Chi tiêu quốc phòng của Đài Loan đã giảm từ 5,2% xuống còn khoảng 2% GDP kể từ năm 1990 [15] , quá nhiều vũ khí mà nước này mua không còn hữu ích trong một cuộc xâm lược và dự trữ của họ hầu như không ở trong tình trạng sẵn sàng [16] như quân đội Ukraine đã chứng minh.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ nhấn mạnh rằng cuộc chiến với Nga ở Ukraine hoặc Trung Quốc ở Đài Loan là có tính cục bộ nhưng ở cả hai nơi, đối thủ xâm lược hoàn toàn được hưởng lợi thế về gần gũi trận địa.
Quân đội Mỹ sẽ bị đá đít
Các tài liệu quân sự chỉ ra rằng Hải quân và Không quân Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với những thách thức vô cùng to lớn trong việc tiếp viện cho Đài Loan [17], khi Trung Quốc đã đi xa trong hiện đại hóa và mở rộng lực lượng quân sự của họ.
Dù có nói với Bắc Kinh một cách thật rõ ràng rằng nếu họ vượt qua eo biển, Mỹ sẽ bảo vệ quốc đảo này cũng chỉ là điều ngu xuẩn — các lực lượng quân sự Mỹ có thể sẽ bị đá đít một cách đích đáng.
Thay vào đó, hãy nói với Bắc Kinh rằng, nếu băng qua eo biển, Trung Quốc sẽ rơi vào một cuộc chiến toàn diện với Hải quân Hoa Kỳ, và hãy chuẩn bị để đánh tan giấc mơ vinh quang Thái Bình Dương của Bắc Kinh trong vòng một tuần. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Michele Flournoy của Tổng thống Barack Obama đã đưa ra các kế hoạch rất chu đáo [18][19] nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã không đưa ra được một chiến lược đáng tin cậy.
Ngay cả trong tuyên bố cho phù hợp với chính sách và tổ chức lại các lực lượng quân đội Mỹ cũng cho thấy rất trống rỗng; khi mà tại châu Âu, nơi Mỹ hoàn toàn có ưu thế như vậy, họ thậm chí cũng không cho phép người đại diện của mình đánh trả tới cùng với Nga.
Ngoài các khoản đầu tư thận trọng vào các lực lượng của Mỹ ở Thái Bình Dương, Biden tốt nhất có thể nên tìm cách tránh được các tính toán sai lầm với Bắc Kinh trong quyết tâm của Mỹ bằng cách chặn đứng được Nga ngay từ bây giờ.
Điều đó nên bắt đầu bằng việc Hoa Kỳ, thông qua NATO hoặc một liên minh khác gồm các quốc gia sẵn sàng cung cấp các tàu hộ tống hải quân cho hàng hóa xuất khẩu của Ukraine để phá vỡ sự phong tỏa của Nga [20]. Và cung cấp cho Kyiv vũ khí tấn công để thiết lập sự ngang bằng hoặc vượt trội hơn quân đội của Moscow và tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga theo ý muốn.
Những việc như vậy sẽ gửi đi một thông điệp khá rõ ràng đến Bắc Kinh.
Peter Morici là nhà kinh tế học và giáo sư kinh doanh danh dự tại Đại học Maryland, đồng thời là nhà báo viết chuyên mục các chủ đề quốc gia.
Nguồn:
Chú thích:
[4]https://history.state.gov/countries/issues/china-us-relations
[5]https://www.economist.com/the-economist-explains/2017/03/14/what-is-the-one-china-policy
[7]https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3674417
[13]https://www.nytimes.com/2022/05/31/opinion/biden-ukraine-strategy.html
[19]https://www.foreignaffairs.com/articles/united-states/2020-06-18/how-prevent-war-asia