Trang chủ » BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM ‘LỊCH SỬ’

BÀN THÊM VỀ KHÁI NIỆM ‘LỊCH SỬ’

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

DĐKP giới thiệu: Chúng tôi vừa nhận được bài viết công phu của PGS TS Nguyễn Hữu Đổng, nguyên giảng viên chuyên ngành chính trị học. Chúng tôi rất tâm đắc với những ý tưởng chính trong bài, những điều có thể giúp cho các sử gia định hình một phong cách viết lịch sử mới, khả dĩ vượt qua khuôn sáo cổ điển, và nhất là từ bỏ phong cách viết theo đơn đặt hàng với mục đích chính trị. Mời quí vị theo dõi.

***

Khái niệm lịch sử đã được nhiều người trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu, nêu ra định nghĩa.Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa được làm rõ về học thuật. Khái niệm lịch sử biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: quy luật phát triển của sự vật vật thể thời gian quá khứ ở bên trong thế giới; hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể không gian tương lai ở bên ngoài thế giới; quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Từ phương pháp tiếp cận của triết học ngôn ngữ, tác giả bài viết bàn thêm về tính chất, bản chất, thực chất, đưa ra định nghĩa mới, hạn chế nhận thức khái niệm lịch sử; đồng thời, đề xuất giải pháp khắc phục hậu quả nhận thức chưa đúng khái niệm này.

Thực chất khái niệm lịch sử

1. Khái niệm lịch sử được tạo thành bởi các từ “lịch” và “sử”. Từ lịch biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể thời gian quá khứ ở bên trong thế giới mà con người có thể nhận thấy, nhận ra được bằng các giác quan thường là: thị giác, xúc giác, vị giác; chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra được bộ xương động vật lưu lại từ hàng triệu năm trước, kim tự tháp được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, vị mặn, chua ngọt, đắng cay.Từ sử biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể không gian tương lai ở bên ngoài thế giới mà con người có thể nhận ra, nhận biết được bằng các giác quan thường là: thính giác, khứu giác; chẳng hạn, con người có thể nhận ra, nhận biết được bản nhạc giao hưởng cổ điển, bài ca vọng cổ, tiếng hát ru con, mùi vị, khí sạch, độc hại. Từ lịchsử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên danh từ “lịch sử” – khái niệm biểu hiện thực chất mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới mà con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được bằng các giác quan đặc biệt là: “cảm giác hay giác quan thứ sáu, thức giác hay giác quan thứ bảy”1; chẳng hạn, con người có thể nhận thấy, nhận ra, nhận biết, nhận thức được thời gian, không gian, thế gian, vật chất, tinh thần, ý thức, sự thật, sự sống, cái chết, hạnh phúc, tâm linh.

Sự vật vật thể thời gian quá khứ biểu hiện bản chất vật chất sống – tri thức chưa khoa học, chưa thật; hiện tượng phi vật thể không gian tương lai biểu hiện tính chất phi vật chất hay tinh thần sống – tri thức không khoa học, không thật; còn sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới biểu hiện thực chất vật chất, tinh thần, ý thức sống – tri thức khoa học, sự thật. Theo đó, lịch sử được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Nói cách khác, lịch sử biểu hiện sự thật về thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai của thế giới. Mô hình cấu trúc của lịch sử được biểu thị như sau: bản chất thời gian quá khứ chưa thật – thực chất sự thật thời gian, không gian, thế gian, quá khứ, hiện tại, tương lai – tính chất không gian tương lai không thật.

So sánh mô hình cấu trúc lịch sử với các chữ số nguyên và phân số trong toán học cho thấy rằng: quá khứ chưa thật tương tự chữ số “âm” (mẫu số), tương lai không thật tương tự chữ số “dương” (tử số), còn sự thật quá khứ, hiện tại, tương lai tương tự chữ số “không” (cái gạch ngăn) tồn tại ở giữa, dạng: (-0+), (+/-)2. Dựa vào các mô hình cấu trúc này,chúng ta có thể lý giải, hiểu biết đúng mọi khái niệm như: vật chất, tinh thần, ý thức; lịch sử dân tộc, quốc gia; lịch sử triết học thế giới; lịch sử hình thành trái đất, vũ trụ; nguồn gốc của sự sống.

2.Nghiên cứu trường hợp cụ thể: khái niệm lịch sử triết học thế giới được hiểu như thế nào? Để hiểu rõ lịch sử triết học thế giới, cần phải chỉ ra thực chất khái niệm triết học, thế giới là gì?

Khái niệm triết học được tạo thành bởi các từ “triết” và “học”. Từ triết biểu hiện bản chất nhận thức quy luật phát triển của sự vật vật thể, vật chất sống ở bên trong thế giới; từ học biểu hiện tính chất nhận thức hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài thế giới. Từ triếthọc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành danh từ “triết học” – khái niệm biểu hiện thực chất nhận thức tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới.

Khái niệm thế giới được tạo thành bởi các từ “thế” và “giới”. Từ thế biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể,vật chất sống ở bên trong bề mặt “trái đất” – khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong vũ trụ hệ mặt trời. Từ giới biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài bề mặt trái đất. Từ thếgiới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành danh từ “thế giới” – khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

          Từ các phân tích cho thấy rằng: Lịch sử triết học thế giới là khái niệm biểu hiện thực chất quá trình con người nhận thức tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật hiện tượng thực thể thời gian, không gian, thế gian, vật chất, tinh thần, ý thức sống trong quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời. Tức là, lịch sử triết học thế giới gắn liền với quá trình con người nhận thức thế giới, nguồn gốc của sự sống, chân lý của xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức khái niệm lịch sử

1. Trên thế giới, nhận thức khái niệm lịch sử còn hạn chế; bởi vì, nhiều công dân nói chung, người nghiên cứu nói riêng chưa nhận thức rõ thực chất tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Nhiều khái niệm nói chung, khái niệm liên quan đến lịch sử nói riêng chưa được làm rõ về học thuật, như các khái niệm: ‘thế giới’, ‘tự nhiên’, ‘xã hội’.  Khái niệm tự nhiên biểu hiện thực chất tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của cá thể, tập thể, xã hội loài vật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới; khái niệm xã hội biểu hiện thực chất tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của cá nhân, nhóm, cộng đồng loài người tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Tức là, thế giới tự nhiên và xã hội loài người có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc vào nhau, cùng tồn tại trên trái đất này; thế giới tự nhiên bị tàn phá thì xã hội loài người có nguy cơ bị tuyệt chủng.Trong xã hội loài người văn minh hiện nay không thể sử dụng các khái niệm chưa khoa học, không khoa học, không liêm chính học thuật, như:‘giai cấp’, ‘đẳng cấp’; quan hệ giữa người với người là bình đẳng, không thể coi nhau như kẻ thù; không thể có cá nhân, nhóm, cộng đồng này cai trị cá nhân, nhóm, cộng đồng người khác, hay không thể có tư tưởng cấm “chế độ đa đảng”3 – chế độ có các nhóm (đảng phải) thay nhau cầm quyền thông qua tranh cử dân chủ trong quốc gia.

Hạn chế nhận thức khái niệm, lịch sử đã làm cho nhiều công dân, thậm chí cả người nghiên cứu chưa nhận thức, phân biệt rõ đâu là “sai” (không thật) – tính chất tương lai, tri thức không khoa học; đâu là “chưa đúng” (chưa thật) – bản chất quá khứ, tri thức chưa khoa học; đâu là “đúng” (sự thật) – thực chất quá khứ, hiện tại, tương lai, tri thức khoa học. Hạn chế này làm cho công dân ở nhiều quốc gia chưa nhận thức rõ thực chất “lịch sử quá khứ, hiện tại và tương lai là cùng tồn tại trong vũ trụ”4, dẫn đến tình trạng sử dụng khái niệm chưa khoa học; chẳng hạn, ngôn ngữ ở nhiều quốc gia sử dụng các cụm từ, như: “cổ đại”, “hiện đại”, “thời đại trục tâm” – khái niệm nói về “thời kỳ nhiều xã hội cổ đại đồng thời chuyển dịch sang hiện đại”5, chứ không sử dụng khái niệm “cổ xưa” (quá khứ), “hiện nay” (hiện tại), “mai sau” (tương lai). Hậu quả nhận thức chưa đúng khái niệm lịch sử đã dẫn đến các chế độ nô lệ, phong kiến, phi dân chủ; các khuynh hướng chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, thực dân, đế quốc; tình trạng phân biệt giàu nghèo, phân chia đẳng cấp, đấu tranh giai cấp, mối hận thù giữa người với người; tư tưởng phản tiến bộ, độc quyền, cực đoan, giả dối, sùng bái, thần quyền, thế quyền, vương quyền, bá quyền; xung đột, bạo lực giữa các cá nhân, nhóm; khủng bố, nội chiến trong nội bộ quốc gia, dân tộc, hay chiến tranh điêu tàn giữa các quốc gia qua hàng nghìn năm lịch sử.Đặc biệt, hậu quả nhận thức chưa đúng khái niệm lịch sử còn dẫn đến sự hình thành các học thuyết sai trái về mặt khoa học, như “thuyết tiến hoá của Darwin”6; dẫn đến sự“bành trướng của chủ nghĩa Đại Hán thời nay”7,sự “sùng bái tăng trưởng”8, không quan tâm phát triển bền vững, làm huỷ hoại môi trường sống, gây nên nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát khắp thế giới, đe dọa sự tồn tại của xã hội loài người trên trái đất.

2. Ở Việt Nam, nhận thức khái niệm lịch sử còn nhiều hạn chế. Hiện nay, khái niệm lịch sử chưa được làm rõ về học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm lịch sử chỉ được nhìn nhận khái quát là “quá trình phát sinh, phát triển đã qua hay cho đến tiêu vong của một hiện tượng, một sự vật nào đó”9, chứ chưa nhìn nhận rõ tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể thời gian, thế gian, không gian, quá khứ, hiện tại, tương lai tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Do chưa nhận thức rõ thực chất khái niệm lịch sử, nên nhiều người nghiên cứu chưa hiểu rõ các khái niệm có liên quan đến lịch sử, như: ‘khoa học’, ‘sự thật’, ‘đảng phái’, ‘dân tộc’.  Các khái niệm này chưa được làm rõ về nội dung bên trong, hình thức bên ngoài, thực chất nguyên lý toàn diện cả nội dung bên trong, hình thức bên ngoài tồn tại ở giữa chúng. Chẳng hạn, khái niệm đảng phái chỉ được nhìn nhận khái quát là “chính đảng hoặc phe, phái (nói khái quát)”10, chứ chưa nhìn nhận rõ thực chất tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của các nhóm cộng đồng dân cư tranh cử theo pháp luật để trở thành lực lượng cầm quyền trong quốc gia.

          Hạn chế nhận thức khái niệm lịch sử đã làm cho nhiều người nghiên cứu thường xuyên sử dụng các thuật ngữ, khái niệm không khoa học, không liêm chính học thuật,như: ‘giai cấp’, ‘nhà nước’, ‘cộng sản’, ‘vô sản, ‘xã hội chủ nghĩa’; nhiều người có thẩm quyền trách nhiệm trong chính quyền của quốc gia không phân biệt rõ đâu là sai thật sự, đâu là chưa đúng sự thật, đâu là sự thật đúng của lịch sử; không phân biệt rõ đâu là tính chất tiểu sử cá nhân; đâu là bản chất lịch sử nhóm, tổ chức đảng phái; đâu là thực chất lịch sử dân tộc, quốc gia. Hậu quả nhận thức chưa đúng khái niệm lịch sử đã dẫn đến thực trạng là: “lịch sử Việt Nam hiện đại chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối”; lịch sử được “xây dựng trên một nền tảng không khoa học”, “dạy và học lịch sử đã bị bóp méo”, thiếu “tính trung thực và sự công bằng”11. Ngoài ra, nó còn dẫn đến tình trạng “độc quyền về văn hoá và tư tưởng”12 trong xây dựng, thực thi chính sách của đảng cầm quyền; tình trạng “học sinh chán môn lịch sử”13; hay “lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc từ khi có Đảng”14.

Giải pháp nào để nhận thức đúng khái niệm lịch sử?

 Để nhận thức đúng khái niệm lịch sử, theo tác giả bài viết, công dân nói chung, giới trí thức, người nghiên cứu nói riêng cần phải biết sáng tạo cách nhận thức ‘khái niệm’, đặc biệt là cách nhận thức khái niệm ‘khoa học’, ‘dân tộc’, ‘sự thật’ như sau:

1. Sáng tạo cách nhận thức ‘khái niệm’. Nhận thức đúng khái niệm nói chung, lịch sử nói riêng phụ thuộc trước hết vào cách nhận thức khái niệm. Hiện nay, giới trí thức chưa phân tích làm rõ cách nhận thức khái niệm; tức là, chưa làm rõ mối liên hệ giữa tính chất tính từ bên ngoài, bản chất động từ bên trong, thực chất nguyên lý toàn diện tính từ, động từ, danh từ tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong của khái niệm. Mối liên hệ giữa bản chất, tính chất, thực chất của khái niệm biểu hiện cụ thể ở mô hình cấu trúc như sau: “bản chất bên trong (động từ) – thực chất ở giữa (danh từ) – tính chất bên ngoài (tính từ)”; “bản chất (nội dung bên trong), tính chất (hình thức bên ngoài) và thực chất (nguyên lý toàn diện) tồn tại ở giữa”15. Khái niệm biểu hiện các mặt chủ yếu của nó ở bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể ở bên trong thế giới; tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể ở bên ngoài thế giới; thực chất quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Do đó, sáng tạo cách nhận thức khái niệm, tức là người nghiên cứu cần phải biết cách nhận thức mối liên hệ giữa bản chất nội dung bên trong; tính chất hình thức bên ngoài; thực chất nguyên lý toàn diện cả hình thức và nội dung tồn tại ở giữa của khái niệm.

2. Sáng tạo cách nhận thức khái niệm ‘khoa học’. Lịch sử gắn liền với khoa học, hình thành nên khoa học lịch sử. Hiện nay, khái niệm khoa học chưa được nhận thức đúng đắn, bởi vì, chưa làm rõ các mặt tri thức của nó như sau: quy luật phát triển của vật chất sống ở bên trong thế giới biểu hiện bản chất tri thức chưa khoa học – chưa đúng; hiện thực khách quan của tinh thần sống ở bên ngoài thế giới biểu hiện tính chất tri thức không khoa học – sai; quy luật, hiện thực phát triển khách quan của vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới biểu hiện thực chất tri thức khoa học – đúng. Điều đó có nghĩa, sáng tạo cách nhận thức khái niệm khoa học, tức là người nghiên cứu cần phải hiểu biết rõ các mặt chủ yếu của khoa học sau đây: tính chất sai, không thật, không khoa học; bản chất chưa đúng, chưa thật, chưa khoa học; thực chất đúng, sự thật, khoa học. Sáng tạo cách nhận thức khái niệm khoa học như vậy được nhìn nhận là giải pháp đúng đắn để người nghiên cứu hiểu biết rõ thực chất khái niệm lịch sử; đồng thời, biết phân biệt rõ giữa tiểu sử cá nhân, lịch sử nhóm đảng phái và lịch sử dân tộc, quốc gia. Lịch sử cá nhân biểu hiện tính chất không khoa học; lịch sử đảng phái (nhóm) biểu hiện bản chất chưa khoa học; còn lịch sử dân tộc, quốc gia biểu hiện thực chất khoa học.

3. Sáng tạo cách nhận thức khái niệm ‘dân tộc’.Lịch sử gắn liền với đời sống cộng đồng dân tộc, quốc gia, xã hội loài người.Hiện nay, khái niệm dân tộc chưa được làm rõ về tri thức khoa học. Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm dân tộc chỉ được nhìn nhận chung chung là “cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoá và tính cách”16, chứ chưa nhìn nhận cụ thể là tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của cá nhân, nhóm, cộng đồng cư dân trong quốc gia, xã hội loài người. Điều đó có nghĩa, sáng tạo cách nhận thức khái niệm dân tộc, tức là người nghiên cứu cần phải hiểu biết rõ các mặt chủ yếu của dân tộc như sau: tính chất hình thức cá nhân cư dân, không khoa học, sai; bản chất nội dung nhóm cư dân, chưa khoa học, chưa đúng; thực chất nguyên lý cộng đồng cư dân, đúng; đồng thời, phân biệt rõ sự khác nhau giữa tính chất tiểu sử cá nhân, công dân; bản chất lịch sử địa phương, nhóm, đảng phái; thực chất lịch sử dân tộc, quốc gia, xã hội loài người.

4. Sáng tạo cách nhận thức khái niệm ‘sự thật’. Lịch sử gắn liền với sự thật (sự thực). Hiện nay, khái niệm này chưa được làm rõ về học thuật. Trong Từ điển Tiếng Việt, khái niệm sự thật chỉ được nhìn nhận chung chung là “cái có thật, cái có trong thực tế”; “điều phản ánh đúng hiện thực khách quan; chân lý”17, chứ chưa làm rõ tri thức khoa học về mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể, vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới. Vật chất sống biểu hiện bản chất sự thật chưa đúng – tri thức chưa khoa học; tinh thần sống biểu hiện tính chất thật sự sai – tri thức không khoa học; còn vật chất, tinh thần, ý thức sống biểu hiện thực chất sự thật đúng – tri thức khoa học. Do vậy, sáng tạo cách nhận thức khái niệm sự thật, tức là công dân, người nghiên cứu cần phải nhận thức rõ sự thật của lịch sử dân tộc, quốc gia; chân lý của lịch sử xã hội loài người; tôn trọng và bảo vệ công lý – lẽ phải trong quốc gia, xã hội loài người.

Kết luận

        Nhận thức đúng khái niệm nói chung, lịch sử nói riêng là vấn đề hệ trọng ở mỗi quốc gia giai đoạn hiện nay; bởi vì, nhận thức đúng khái niệm, lịch sử được coi là chiếc chìa khoá để con người hiểu biết đúng thực chất của thế giới, vũ trụ, đặc biệt là cội nguồn hình thành nên sự sống. Nhận thức không đúng khái niệm, lịch sử chủ yếu là do sự độc quyền về tư tưởng của các thế lực thần quyền,vương quyền, bá quyền, tham quyền cố vị tồn tại đã nhiều thế kỷ qua ở các quốc gia, cả phương Tây và phương Đông; từ đó, các thế lực này đã “kìm hãm tính sáng tạo”18 của con người, dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với phát triển thế giới tự nhiên và xã hội, đe dọa sự tồn tại của sự sống các loài vật, trong đó có loài người.

Trên thế giới, nước nào chỉ giàu có về vật chất vẫn chưa phải là nước phát triển; bởi vì, sự giàu có còn thể hiện ở tinh thần, ý thức sống của mỗi công dân vì sự công bằng, bình đẳng, công lý cho nhân loại. Tức là, không nhận thức rõ thực chất khái niệm, lịch sử để thực hiện đổi mới sáng tạo, thì Việt Nam không thể thoát khỏi nước nghèo, có thu nhập trung bình về đời sống vật chất (kinh tế) so với thế giới, còn đời sống tinh thần, tâm linh (văn hoá xã hội) sẽ ngày càng suy thoái xuống tận đáy.

Kết luận sau cùng là: để thế giới nói chung, đất nước Việt Nam nói riêng phát triển bền vững, trước hết, giới trí thức cần phải vạch rõ, phản kháng lại “chính sách độc quyền về văn hoá tư tưởng”19 của các thế lực phản tiến bộ; biết đấu tranh cho tự do, công bằng, bình đẳng, công lý vì con người, đặc biệt là tự do tư tưởng; biết khai sáng dân trí bằng tri thức và sự hiểu biết của chính mình.

……………..

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyễn Hữu Đổng. Bàn thêm về khái niệm văn hoá. http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14439-ban-them-ve-khai-niem-van-hoa. Truy cập ngày 18/9/2020.

2, 4.Nguyễn Hữu Đổng. Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí? https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html. Truy cập ngày 27/4/2016.

3. Thông Tấn xã Việt Nam, ngày 26/02/2010.

5. Laura Spinney. Nguyễn Trịnh Đôn dịch.Khi nào xã hội trở thành hiện đại? https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Khi-nao-xa-hoi-tro-thanh-hien-dai–20852. Truy cập ngày 06/01/2020.

6. Theo Trithucvn. 2018.9 lý do chứng minh thuyết tiến hóa của Darwin sai. https://khoahocphattrien.vn/Giai%20ma/9-ly-do-chung-minh-thuyet-tien-hoa-cua-darwin-sai/20181015075256452p879c938.htm.Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2018.

7. Nguyễn Hải Hoành. Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị. http://nghiencuuquocte.org/2019/08/16/trung-quoc-nghien-cuu-lich-su-phuc-vu-muu-do-chinh-tri/. Truy cập ngày 16/8/2019.

8.Liên Hương biên dịch. Sự sùng bái tăng trưởng: Kinh tế học coi sự mở rộng bất tận mới được xem là cao cả. https://tintucnuocuc.com/su-sung-bai-tang-truong-kinh-te-hoc-coi-su-mo-rong-bat-tan-moi-duoc-xem-la-cao-ca-a19321.html. Truy cập ngày 04/03/2018.

9,10, 16, 17.Viện Ngôn ngữ học. 2005. Từ điển Tiếng Việt. Hà Nội – Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, tr. 491, 730, 566, 284, 247, 877.

11. Nguyễn Văn Nghệ. Việt Nam: môn học Lịch Sử trong quá khứ, hiện tại và tương lai. https://nghiencuulichsu.com/2016/09/14/viet-nam-mon-hoc-lich-su-trong-qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai/.Truy cập ngày 14/9/2016.

12, 18, 19.Tôn Thất Thông.Từ độc quyền thời trung cổ, nghĩ về độc quyền văn hoá và tư tưởng ngày nay: Hậu quả và biện pháp phản khánghttps://diendankhaiphong.org/2019/08/05/tu-doc-quyen-triet-hoc-thoi-trung-co/. Truy cập ngày 05/8/2019.

13. Thuỳ Linh. Chính chương trình và cách dạy làm học sinh chán môn lịch sửhttps://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chinh-chuong-trinh-va-cach-day-lam-hoc-sinh-chan-mon-lich-su-post182825.gd.Truy cập ngày 08/01/2018.

14. Phiên An. Lịch sử Đảng thường bị nhầm lẫn với lịch sử dân tộc. https://vnuhcm.edu.vn/su-kien_33356864/lich-su-dang-thuong-bi-nham-lan-voi-lich-su-dan-toc/333339326864.html.Truy cập ngày 12/12/2020.

15. Nguyễn Hữu Đổng. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển ở Việt Nam.http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029. Truy cập ngày 21/7/2019.