Tác giả: Norman Davies
Người dịch: Lê Thành
‘Châu Âu’ là một ý tưởng tương đối cận đại. Nó đã dần dà thay thế khái niệm ‘Thế giới Kitô giáo’ có trước đó, trong một tiến trình tri thức phức tạp kéo dài từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 18. Tuy vậy, thời kỳ quyết định đã được đạt đến vào những thập kỷ trước và sau 1700, sau những thế hệ xung đột tôn giáo. Trong giai đoạn đầu đó của Thời Đại Khai Sáng cái từ ‘Thế giới Kitô giáo’ gây bối rối cho cộng đồng các quốc gia đã phân ly vì nó gợi nhớ đến tính đồng nhất Kitô giáo chung của họ; và cái tên gọi ‘châu Âu’ đã thỏa mãn nhu cầu của họ vì nó mang những hàm ý không thiên vị một sắc thái riêng nào. Tại phưong Tây, những cuộc chiến chống Louis XIV khiến cho một số nhà văn chính luận kêu gọi phải có hành động chung cho những phân chia đang nổi cộm vào thời bấy giờ. William Penn (1644 – 1718) tín đồ giáo phái Quaker và là người thành lập bang Pennsylvania, đã được nhiều người biết đến do phát biểu công khai ủng hộ một sự khoan dung phổ quát và một nghị viện châu Âu. Tu viện trưởng bất đồng chính kiến người Pháp, Charles Castel de St Pierre (1658 – 1743), tác giả của Projet d’une paix perpetuelle (1713), kêu gọi thành lập một hợp bang gồm các cường quốc châu Âu nhằm bảo đảm một nền hòa bình trường cửu. Ở phương Đông, sự trỗi lên của Đế chế Nga dưới thời Peter Đại đế khiến châu Âu cần phải có một sự suy xét lại có tính cấp tiến về khung sườn quốc tế. Hiệp ước Utrecht năm 1713 cung cấp một cơ hội quan trọng cuối cùng khi công chúng đề cập nhiều đến Respublica Christiana – ‘Khối Thịnh Vượng Chung Kitô Giáo’.
Sau đó, sự nhận thức về một cộng đồng châu Âu tương phản với cộng đồng Kitô giáo đã giành được ưu thế. Viết vào năm 1751, Voltaire mô tả châu Âu như là: Một nền cộng hoà lớn chia thành những nhà nước mà một số theo chế độ quân chủ, sô’ khác hỗn họp… nhưng tất cả đều phù hợp với nhau. Tất cả đều có cùng nền tảng tôn giáo, ngay cả nếu có phân chia thành một số tín điều. Tất cả đều có cùng nguyên tắc về công pháp và chính trị, một điều mà những phần khác của thế giới chưa từng biết. Hai mươi năm sau đó, Rousseau loan báo: ‘Chẳng bao lâu nữa sẽ không còn người Pháp, người Đức, người Tây Ban Nha, hoặc kể cả người Anh, mà chỉ là những người châu Âu’. Theo một nhận xét thì sự thể hiện cuối cùng của ‘ý tưởng châu Âu’ đã diễn ra trong năm 1796, khi Edmund Burke viết: ‘Không một người châu Âu nào có thể là hoàn toàn lưu vong tại bất kỳ nơi đâu của châu Âu. ’Tuy thế, những thông số địa lý, văn hóa và chính trị của cộng đồng châu Âu vẫn luôn là một vấn đề bỏ ngỏ cho tranh luận. Năm 1794, khi William Blake công bố một trong những tập thơ tối nghĩa nhất của ông có tựa ‘Châu Âu: Một lời tiên tri’, ông đã minh họa nó bằng hình ảnh của Đấng Toàn Năng đang nghiêng mình ra khỏi thiên đàng, tay cầm một chiếc compa.
Hầu hết những nét chính để phân định châu Âu là những bờ biển của nó. Nhưng việc phân định biên địa của nó thì diễn ra một cách lâu dài. Kéo dài từ Hellespont đến sông Don là tuyến phân chia giữa châu Âu và châu Á; nó được xác định bởi những người cổ đại và tồn tại cho đến thời Trung cổ. Một nhà bách khoa của thế kỷ 14 đã nêu ra một định nghĩa khá chính xác như sau:
‘Người ta cho rằng Europe (châu Âu) là một phần ba của toàn thế giới, và cái tên của nó xuất phát từ Europa, con gái của Agenor, vua xứ Lybya. Jupiter say mê Europa đưa nàng về Crete, và dùng cái tên Europa để đặt cho phần lớn vùng đất này… Châu Âu bắt đầu ở sông Tanay (Don) trải dài dọc theo Biến Bắc đến cuối Tây Ban Nha. Phần phía đông và phía nam trỗi lên từ biến có tên Pontus, (Biển Đen), tất cả nối với Biển Lớn (Địa Trung Hải) và kết thúc tại hải đào Cadiz (Gibratar)…
Giáo hoàng Pius II (Enea Piccolomini) đa mở đầu Tiểu Luận về Nhà Nước Châu Âu (1458) với những dòng mô tả về Hungary, Transylvania, và Thrace, mà lúc đó đang bị đe dọa bởi người Thổ.
Cả những người cổ đại lẫn những người Trung cổ đều không biết nhiều về những vùng rộng lớn nằm ở phía đông bình nguyên châu Âu – chỉ đến thế kỷ 18, một số vùng ở đó mới được thường xuyên định cư. Năm 1730, một sĩ quan Thụy Điển là Strahlenberg làm việc cho nhà nước Nga đã gợi ý nên đẩy lùi biên giới châu Âu từ sông Don về dãy Ural và sông Ural. Vào cuối thế kỷ 18, nhà cầm quyền Nga đã dựng một cột mốc biên giới châu Âu và châu Á. Từ đó, những phạm nhân bị Sa Hoàng đày ải về Siberia đã hình thành một tục lệ là quì xuống bên cột mốc để bốc lấy nắm đất cuối cùng của châu Âu. Một nhà quan sát đã ghi lại, ‘Trên toàn thế giới, không có một cột mốc biên giới nào khác… có những cảnh thương tâm đến thế, ’(30) Vào năm 1833, khi Volger công bố tác phẩm Handbuch des Geographie, thì cái ý tưởng’ châu Âu từ Đại Tây Dương đến dãy Urals’ được mọi người chấp nhận.
Tuy vậy, chẳng có chút gì thiêng liêng nơi cái qui ước đang ngự trị đó. Sự mở rộng của châu Âu đến dãy Urals đã được chấp nhận như là hệ quả của sự nổi lên của Đế chế Nga. Nhưng nó bị chỉ trích nhiều, đặc biệt là từ những nhà địa lý. Biên giới tại Urals không có mấy giá trị dưới mắt của Halford Mackinder, của Arnold Toynbee – những người xem trọng các yếu tố môi trường – hoặc dưới mắt nhà địa lý Thụy Sĩ J. Reynold, người đã viết rằng, ’Về mặt địa lý, nước Nga là đối cách của châu Âu’. Sự suy tàn của quyền lực Nga có thể gợi lên một sự xét lại – trong trường hợp đó thì những quan diểm của một giáo sư gốc Nga của Oxford cho rằng những biên giới của châu Âu tựa như thủy triều lên xuống và trôi chảy, là điều hẳn được khẳng định
Châu Âu xét về mặt địa lý thì luôn cạnh tranh với những ý niệm về châu Âu như một cộng đồng văn hóa; và với sự vắng mặt của những cấu trúc chính trị chung, thì văn minh châu Âu chỉ có thể được định nghĩa bằng tiêu chuẩn văn hóa. Thường được đặc biệt nhấn mạnh là vai trò của Kitô giáo trong việc tạo nền tảng cho những phát triển trong tương lai, và vai trò hạt giống đó chỉ chấm dứt khi cái nhãn mác Thế giới Kitô giáo bị rơi xuống.
Năm 1945, khi lên tiếng trên đài phát thanh với một nước Đức đã bị đánh bại, nhà thơ T. s. Eliot bày tỏ quan điểm là văn minh châu Âu đang trong tình trạng lâm nguy sau khi cái cốt lõi Kitô giáo đã nhiều lần bị pha loãng. Ông mô tả ‘sự khép lại của những biên giới tâm trí của châu Âu’, một điều đã xảy ra trong những năm mà các nhà nước – dân tộc đã hoàn toàn tự khẳng định mình. Ông nói, ‘Một văn hóa tự túc theo sau một nền kinh tế và chính trị tự túc là điều không tránh khỏi.’ Ông nhấn mạnh đến tính hữu cơ của văn hóa: ‘Văn hóa là cái cần phải phát triển. Bạn không thể xây dựng một cây xanh; bạn chỉ có thể trồng nó, chăm sóc nó, và chờ nó phát triển…’ Ông nhấn mạnh đến sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều văn hóa cấp thấp bên trong gia đình châu Âu. Cái mà ông gọi là ‘mậu dịch’ văn hóa chính là dòng máu mang lại sự sống cho cơ thể. Và ông nhấn mạnh đến nhiệm vụ đặc biệt của những nhà văn. Hơn hết thảy, ông nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của truyền thống Kitô giáo, mang trong nó ‘di sản của Hy Lạp của Rome và Israel’:
‘Cái đặc trưng chính trong khi tạo ra một văn hóa chung giữa các dân tộc mà mỗi dân tộc đều có văn hóa riêng, đó là tôn giáo. Tôi đang nói về cái truyền thống chung của Kitô giáo, truyền thống đã làm cho châu Âu được như ngày nay, và tôi đang nói về nhũng yếu tố văn hóa chung mà Kito giáo chung đó đã mang theo… Chính trong Kitô giáo mà những ngành nghệ thuật của chúng ta đã phát triển; trong Kitô giáo mà những luật pháp của châu Âu – cho đến gần đây – đã bắt rễ. Chính trên nền tảng Kitô giáo mà mọi tư tưởng cùa chúng ta đã manh nha ý nghĩa. Chỉ có văn hóa Kitô giáo mới có thể sản sinh một Voltaire hoặc một Nietzsche. Tôi không tin rằng văn hóa châu Âu có thế sống còn sau khi đức tin Kitô giáo đã hoàn toàn biến mất. ’
Xét theo mọi nghĩa thì cái khái niệm đó là một khái niệm truyền thống. Nó là khởi điểm của cái mà Mme de Stael đã từng gọi là “penser à l’européenne’ (tư duy theo lối châu Âu).
Đối với các sử gia văn hóa châu Âu, những công việc cơ bản nhất là xác định những nét đang tranh đua bên trong truyền thống Kitô giáo và đo lường trọng lượng của chúng so với những yếu tố không-Kitô giáo và bài-Kitô giáo khác nhau. Ớ điểm này thì thuyết đa nguyên là derigueur (tuyệt đối cần thiết). Mặc dầu, cho đến giữa thế kỷ 20, ưu thế của niềm tin Kitô giáo là điều hiển nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng có nhiều tác nhân trong hầu hết tác nhân mang lại thành quả của thời cận đại – từ sự đam mê thời cổ đại của những người dưới thời Phục Hưng đến sự say mê thiên nhiên của những người lãng mạn đều chủ yếu mang đặc trưng dị giáo. Tương tự như thế, thật khó để khẳng định rằng những sự tôn thờ mà ngày nay người ta dành cho chủ nghĩa hiện đại, cho tính gợi dục, thể thao, kinh tế, hoặc văn hóa pop là có nhiều liên quan đến di sản Kitô giáo. Giờ đây, vấn đề chính là quyết định xem nhũng lực ly tâm của thế kỷ 20 có thu hẹp cái di sản đó thành một đống lộn xộn vô nghĩa hay không. Một giải pháp đáng quan tâm là xem di sản văn hóa của châu Âu bao gồm bốn hoặc năm chu kỳ gối lên nhau hoặc gắn chặt vào nhau. Theo nhà văn Alberto Moravia thì bản sắc văn hóa độc đáo của châu Âu là một tấm vải có thể đảo ngược, một bên có điểm nhiều đốm màu khác nhau… mặt kia thì chỉ có một sắc thắm.
Tuy vậy, hẳn là sai lầm khi cho rằng ‘châu Âu’ không có nội dung chính trị. Ngược lại, đều đó thường được xem là đồng nghĩa với sự hài hòa và hợp nhất mà nó đang thiếu. ‘Châu Âu’ là một lý tưởng không thể đạt được, và là một mục tiêu phấn đấu được cho là của mọi người châu Âu gương mẫu.
Cái quan điểm không tưởng hoặc đượm thuyết cứu thế về châu Âu là điều mà người ta có thể nhận thấy từ cuộc thảo luận diễn ra trước khi ký Hiệp ước Westphalia. Nó đã được lớn tiếng gợi lên trong những lời tuyên truyền của William xứ Orange và những đồng minh của ông, những người tổ chức các liên minh để chống Louis XIV cũng như những người chống Napoléon. ‘Châu Âu là chúng ta’, Sa Hoàng Alexander I đa nói như thế. Điều đó đã hiện diện trong ngôn ngữ hùng biện của thế kỷ 18 khi nói về cán cân quyền lực, và trong thế kỷ 19 khi nói về Đồng minh châu Âu. Nó là đặc trưng chính của Thời đại Đế quốc chủ nghĩa, xem châu Àu là căn cứ chính để cai trị toàn thế giới, cho đế khi nó bị vỡ tan bởi Đại chiến 1914.
Trong thế kỷ 20 lý tưởng châu Âu đa được phục hồi bởi những chính trị gia quyết tâm hàn gắn vết thương của hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong thập niên 1920, sau Chiến tranh Thế giới I, khi cái lý tưởng đó có thể được lan truyền ở mọi nơi tại châu lục ngoại trừ Liên Xô, thì nó đa tìm được sự biểu hiện tại Liên Hiệp Quốc và đặc biệt trong tác phẩm của Aristide Briand. Nó đặc biệt hấp dẫn đối với những nhà nước mới của Đông Âu, vốn không bị trìu nặng bởi những đếquốc ngoài châu Âu, và đang tìm kiếm một sự bảo hộ mang tính cộng đồng trước sự đe dọa của các đại cường. Vào cuối thập niên 1940, nò được sử dụng bởi những người có ý đồ xây dựng một tiểu châu Âu tại Tây Âu, những người tưởng tượng rằng công trình của họ sẽ là một loạt những vòng tròn đồng tâm tập trung vào Pháp và Đức.
Tính dễ vỡ của lý tưởng châu Âu là điều đã được nhìn nhận bởi những người chống đối lẫn những người ủng hộ nó. Tựa như Metternich đã từng giải thể Italy, năm 1876 Bismarck đã giải tán châu Âu, như là ‘một khái niệm có tính địa lý’. Bảy mươi năm sau đó, Jean Monnet, ‘Cha đẻ của châu Âu’ đã thấy sức mạnh trong hành vi khinh miệt đó của Bismarck. Và ông đã nói: ‘Châu Âu chưa từng tồn tại, ta phải một cách tài tình tạo ra châu Âu.’
Trong hơn một trăm năm, vấn đề chính trong xác định nước Nga đa được tập trung quanh việc nên đưa nước Nga vào hay loại ra. Trong suốt lịch sử cận đại, một nước Nga Chính thống giáo, chuyên quyền, kinh tế lạc hậu, nhưng đang bành trướng, là một nước khó phù hợp. Những láng giềng phía tây của Nga thường tìm những lý do để loại trừ nó. Bản thân những người Nga cũng chẳng bao giờ chắc chắn trong việc họ muốn vào hay ra khỏi châu Âu.
Chẳng hạn, năm 1517, hiệu trưởng của trường Đại học Cracow là Maciej Miechowita đa công bố một tiểu luận địa lý ủng hộ sự phân biệt có tính truyền thống của Ptolémé giữa Sarmatia europaea (châu Âu Sarmatia) và Sarmatia asiatica (châu Á Sarmatia) với đường biên giới ở sông Don. Như vậy, Ba Lan – Lithuania là ở trong và Nga Muscovy là ở ngoài. Ba thế kỷ sau đó, các sự việc có vẻ không mấy rõ ràng. Ba Lan – Lithuania vừa bị chia cắt, và biên giới Nga đã dịch chuyển nhiều về phía tây. Khi một người Pháp là Louis-Philippe de Ségur (1753 – 1830) ngang qua đó vào buổi trước khi xảy ra Cách mạng Pháp, ông tin chắc rằng Ba Lan không còn nằm trong châu Âu. Sau khi đi vào Ba Lan, ông viết: “Người ta tưởng mình đã hoàn toàn rời khỏi châu Âu; mọi thứ làm cho ta có cảm tưởng là lùi về mười thế kỷ trước”. Bằng cách sử dụng sự tiến bộ kinh tế như là tiêu chuẩn chính của một thành viên châu Âu, Segus quả là một người rất hợp thời.
Tuy vậy, đó chính là cái kỷ nguyên mà Nga muốn có được những sự tín nhiệm của châu Âu. Mặc dầu có lãnh thổ trải dài từ châu Âu, qua châu Á đến Bắc Mỹ, năm 1767, Nữ hoàng Catherine đã tuyên bố một cách dứt khoát rằng, ‘Nga là một nhà nước châu Âu’. Những ai muốn kinh doanh với St Petersburg thì hãy ghi nhận điều đó. Dầu sao, Muscovy đã là một phần không thể thiếu của Thế giới Kitô giáo kể từ thế kỷ thứ 10; và Đế chế Nga là một thành viên có giá trị của mặt trận ngoại giao. Những lo sợ về ‘Con gấu Nga’ không thể ngăn trở sự phát triển của quan điểm chung là xem nước Nga là thành viên của châu Àu. Trong thế kỷ 19, điều đó đa được củng cố một cách mạnh mẽ bởi vai trò của Nga trong việc đánh bại Napoléon, và bởi sự phát triển tuyệt vời của văn hoá Nga trong việc thời đại của Dostoevsky, Tolstoy, Tchaikovsky và Chekov.
Bị phân chia bởi những người theo phương Tây và những người yêu thích Slav, giới trí thức Nga không mấy rõ về mức độ của tính chất châu Âu của Nga. Trong tác phẩm Nước Nga và châu Âu (1871), Nikolay Danilevskiy (1822 – 1885) một người yêu mến tính chất Slav đã biện luận rằng Nga có một văn minh Slav riêng biệt của nó, ở giữa Âu và Á. Ngược lại, Dostoevsky, khi phát biểu trong lễ khánh thành tượng Pushkin, đã lên tiếng ca ngợi châu Âu. Ông tuyên bố: ‘Người dân châu Âu không biết chúng ta quí mến họ đến thế nào’. Chỉ có một nhóm nhỏ những vostochniki hay ‘phương đông’ thì vẫn cho rằng Nga là hoàn toàn không – châu Âu, và có chung nhiều tính chất với Trung Quốc thuộc châu Á.
Sau năm 1917, chính sách của Liên Xô làm sống lại những nghi ngờ và mơ hồ xưa cũ. Một số nhà bình luận khăng khăng cho rằng những tín nhiệm mà châu Âu dành cho Anh cũng không kém mơ hồ như đối với Nga. Từ xâm lược của người Norman đến Chiến Tranh Trăm Năm, vương quốc England đã can dự sâu vào những công việc của châu Âu Lục Địa. Nhưng đối với hầu hết các sử gia hiện đại thì người England đã tìm kiếm vận may của họ ở một nơi khác, ngoài châu Âu. Sau khi đa khuất phục và nuốt chửng các lân bang tại nhũng hải đảo Britain, họ dong buồm ra đi để tạo dựng một đế chế hải ngoại. Tựa như người Nga, một cách dứt khoát họ là người châu Âu, nhưng những quyền lợi quan trọng nhất của họ thì nằm ngoài châu Âu. Thật sự thì họ đã tỏ ra hờ hững với châu Âu. Họ có thói quen nhìn về ‘Châu Lục’ như thể nhìn từ một nơi xa xăm và cái thói quen đó chỉ biến mất khi đế chế của họ không còn. Hơn thế nữa, kinh nghiệm đế chế dạy cho họ nhìn vào châu Âu theo cách chia nó thành hai hạng gồm ‘các đại cường’, chủ yếu tại Tây Âu, và ‘các tiểu quốc’, chủ yếu tại Đông Âu – một điều không thật sự đáng kể. Trong số những tượng điêu khắc bao quanh đài tưởng niệm Albert (1876) tại London có một nhóm tượng tượng trưng cho ‘châu Âu’. Nó gồm có Anh, Đức, Pháp và Italy. Vì tất cả những lý do đó, các sử gia thường xem Anh như là một ‘trường hợp đặc biệt’. Trong thập niên 1920, những người khởi xướng phong trào Liên – Âu đầu tiên đã cho rằng cả Anh lẫn Nga hẳn sẽ không gia nhập.
Cũng trong thời gian đó, đã có những nỗ lực khác nhau nhằm xác định những phần đã bị chia nhỏ của văn hóa châu Âu. Vào cuối thế kỷ 19, khái niệm chịu sự chi phối của Đức là Mitteleuropa đa được tung ra nhằm phù hợp với vùng ảnh hưởng chính trị của các cường quốc Trung Âu. Trong những năm chiến tranh, một vùng lãnh thổ gọi là ‘Đông Trung Âu’ đã được nghĩ ra nhằm phù hợp với ‘những nhà nước kế vị’độc lập mới – từ Phần Lan và Ba Lan đến Nam Tư. Điều đó đa được phục hồi một lần nữa sau năm 1945 như là một nhãn mác thích hợp dành cho một loạt tương tự gồm các quốc gia, độc lập trên danh nghĩa, nằm trong khối Liên Xô. Cũng vào thời gian đó, sự phân ly giữa ‘Tây Âu’ bị thống trị bởi NATO và EEC (Cộng đồng Kinh tế châu Âu hay Khối Thị Trường Chung) và ‘Đông Âu’ của Liên Xô, xem chừng không thể tái hợp.
Trong thập niên 1980, một nhóm nhà văn với người đứng đầu là tiểu thuyết gia Czech Milan Kundera, đa tung ra một phiên bản mới về ‘Trung Âu’ nhằm triệt hạ những hàng rào đang ngự trị. Đây là một hình dáng khác, một ‘vuơng quốc của tinh thần’ thực sự khác.
‘Trái tim của châu Âu’ là một ý tưởng hấp dẫn có chứa những hàm ý mang tính địa lý và cảm xúc. Nhưng nó là một ý tưởng đặc biệt khó nắm bắt. Có một tác giả đặt nó tại Bỉ, người khác thì đặt nó tại Ba Lan, người thứ ba tại Bohemia, người thứ tư tại Hungary, và người thứ năm đặt nó trong văn học Đức.
Trong bảy mươi lăm năm khi châu Âu bị chia rẽ bởi cuộc nội chiến kéo dài nhất, thì khái niệm về hợp nhất châu Âu chỉ được giữ cho sinh động bởi những người có tầm nhìn xa về văn hoá và lịch sử. Đặc biệt trong bốn mươi năm Chiến Tranh Lạnh, cần phải có một khả năng chịu đựng và can đảm trí tuệ lớn lao để có thể cưỡng lại không chỉ chủ nghĩa dân tộc dai dẳng mà còn đối với một cái nhìn hạn hẹp, mang tính địa phương chỉ dựa trẽn sự thịnh vượng của Tây Âu. May thay, đã có một ít cá nhân có tầm vóc đa để lại di sản của họ trong những bài viết mà chẳng mấy chốc tỏ rõ tính tiên tri.
Một trong nhũng người như thế là Hugh Seton-Watson (1916 – 1984), con của nhà tiên phong trong nghiên cứu Đông Âu tại Anh, R. w. Seton-Watson (1879 – 1951). Khi là một cậu bé, còn dũa trên đầu gối của Thomas Masaryk, Watson đa nói thạo tiếng Serbo – Croat, Hungary và Romania, tựa như tiếng Pháp, Đức và Italy. Chào đời tại London, nơi mà sau này ông trở thành giáo sư môn lịch sử Nga tại Trường nghiên cứu Slav và Đông Âu, Watson không khi nào để bị sa ngã bởi minh triết có tính qui ước của thời đại ông. Như một di chúc, ông đề ra khái niệm của ông về châu Âu trong một báo cáo chỉ công bố sau khi ông qua đời. Ông nhấn mạnh đến ba điểm cơ bản là: sự cần thiết phải có một lý tưởng châu Âu, vai trò bổ sung nhau của các quốc gia Đông Âu và Tây Âu, và hệ đa nguyên của truyền thống văn hóa châu Âu.
Tiếng sét đầu tiên của Seton-Watson được hướng đến chân trời hạn hẹp của những người trông đợi sự thống nhất châu Âu được xây dựng chỉ trên những quyền lợi an ninh của NATO hoặc những quyền lợi kinh tế của EEC mà thôi:
Chúng ta không nên đánh giá thấp sự cần thiết phải có một mục đích chung tích cực, phải có một điều gì đó hấp dẫn hon là giá bơ, có tính xây dựng hơn là việc ký kết những hiệp ước phỏng thủ – một sự cần thiết phải có một tính thần bí châu Âu.
Tiếng sét thứ hai được hướng vào những người tìm cách loại bỏ Đông Âu nhân danh văn minh phương Tây:
Cộng đồng văn hóa châu Âu bao gồm những người dân sống ở bên kia Đức và Italy… đã bị xem như không có bởi sự việc là hiện nay họ không thếcó mặt trong toàn cộng đồng kinh tế và chính trị châu Âu… Trên thê giới, không có noi đâu mà niềm tin về thực tế, và tầm quan trọng, của một cộng đồng văn hóa châu Âu lại lan tỏa rộng như ở những quốc gia nằm giữa EEC và Liên Xô… Với những người dân đó thì cái ý tưởng về châu Âu là một cộng đồng của những văn hóa trong đó văn hóa cá biệt hay cận văn hóa đều có mặt. Không một văn hóa nào trong sô’ chúng có thể sống còn nếu không có châu Âu, cũng như châu Âu cũng không thế sống còn nêu thiếu chúng. Dĩ nhiên đó là một huyền thoại… một loại hỗn hợp của cái có thật VÀ cái hoang tưởng. Điều quan trọng là không được để cho những phi lý của cái hoang tưởng che khuất sự thật.
Tiếng sét thứ ba được hướng vào những người có quan điểm giản đcm hoặc mang tính nguyên khối về văn hóa châu Âu:
Sự đan bện của những ý niệm về châu Âu và về Thê giới Kitô giáo là một sự thật lịch sứ mà ngay cả phép ngụy biện xuất sắc nhất cũng không thê tháo gỡ… Nhưng cũng có một sự thật không kém quan trọng đó là trong văn hóa châu Âu, có những sợi chỉ không thuộc Kitô giáo: La Mã, Hy Lạp, cũng có thể kể đến Ba Tư, và (trong những thế kỷ cận đại) Do Thái. Một điều khỏ nói hơn nữa là phải chăng đã có một sợi chỉ Hồi giáo.
Trong kết luận, Seton-Watson định nghĩa mục tiêu và giá trị của văn hóa châu Âu:
(Văn hóa châu Âu) không phải là công cụ của chủ nghĩa tư bản hoặc chủ nghĩa xã hội; nó không phải là sở hữu độc quyền của các chuyên gia châu Âu của EEC hoặc của bất kỳ ai… Sự hợp nhất văn hóa châu Âu chi đơn giản là thành quả của 3000 năm lao động của những tổ tiên của chúng ta. Đó là di sản mà chúng ta đã hắt hủi nó khi lâm nguy và sẽ là tội ác nêu chúng ta không gìn giữ nó cho những thế hệ mai sau. Nhiệm vụ của chúng ta là bảo tồn và hồi phục nó.
Seton-Watson là một trong số ít người ưu tú đã chạy bộ qua đêm dài của châu Âu, giương cao ngọn đuốc của sự thống nhất. Ông là một trong số ít các học giả phưong Tây đã bước qua những hàng rào ngăn cách Đông và Tây Âu. Ngày nay, di sản trí thức của ông được trân trọng.
Giờ đây, người ta chỉ có thể tiến hành việc viết sử châu Âu sau khi khái niệm châu Âu đã được xác định và thuật viết sử đã có một bước ngoặt mang tính phân tích. Nhung dĩ nhiên là trong những năm đầu của thế kỷ 19, công việc viết sử cũng đã đuợc thực hiện tốt. Những nỗ lực sớm nhất nhằm có một cái nhìn tổng hợp đã được thực hiện bởi nhà văn và chính khách Pháp Francois Guizot (1787 – 1874). Tác phẩm Histoire cle la civilisation en Europe (1828 – 1830) của ông được hoàn thành dựa trên những bài giảng của ông tại Đại học Sorbonne.
Nhờ vào những vấn đề có liên quan đến việc xác định rõ nên hầu hết các sử gia hẳn đồng ý rằng đề tài – vấn đề của lịch sử châu Âu phải được tập trung vào những kinh nghiệm tìm thấy trong từng thời đại lớn của quá khứ châu Âu. Hầu hết cũng đồng ý rằng chính vào cuối thời cổ đại mà lịch sử châu Âu đa không còn là một hỗn hợp của những sự kiện rời rạc, không liên quan nhau, diễn ra ở bên trong Bán đảo, và bắt đầu có những đặc trưng của một tiến trình có tính văn minh cố kết hơn. Điều quan trọng nhất của tiến trình đó là sự nổi lên của những thế giới ngoại lai và cổ điển; và hệ quả là sự khẳng định của một cộng đồng Kitô giáo có ý thức – hay nói khác hơn là sự thành lập Thế giới Kitô giáo. Muộn hơn sau đó là đủ loại bất đồng gay gắt, ly giáo, nổi dậy, bành trướng, tiến hóa, chia tách, làm trỗi lên cái hiện tượng đa nguyên thiên hình vạn trạng là châu Âu ngày nay. Không hề có hai bản danh sách về những thành tố chính của văn minh châu Âu có thể trùng khớp. Nhưng nhiều mục trong các danh sách luôn có những nét nổi bật: từ nhũng nguồn gốc của thế giới Kitô giáo tại Hy Lạp, Rome, và Do Thái giáo đến hiện tượng cận đại như Thời Đại Khai Sáng, hiện đại hóa, phong trào lãng mạn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa toàn trị. Cũng vậy, không thể thiếu sự liệt kê nhũng cuộc chiến tranh, xung đột và bức hại đa kéo dài ở mỗi giai đoạn của truyện kể. Có lẽ điều đó làm cho ta liên tưởng đến âm nhạc: ‘Châu Âu… tựa như một ban nhạc. Có một số nhạc cụ nào đó giữ vai trò thứ yếu, hoặc ngay cả im tiếng. Nhưng ban nhạc thì còn đó’.
Tuy vậy, vì châu Âu chưa từng thống nhất về chính trị, nên tính đa dạng là một trong những đặc trưng tồn tại lâu dài của nó. Tính đa dạng là điều có thể nhận thấy trong những phản ứng khác nhau của mỗi người đối với những kinh nghiệm cùng chia sẻ. Có một tính đa dạng dai dẳng trong những văn hóa và nhà nước dân tộc tồn tại bền bỉ trong văn minh châu Âu xét như một tổng thể. Có tính đa dạng trong những nhịp thay đổi. Guizot, nhà tiên phong, không phải là người duy nhất nghĩ về tính đa dạng như là đặc trưng hàng đầu của châu Âu.
Trích phần Dẫn nhập, sách “Lịch sử châu Âu” của Norman Davies
Người dịch: Lê Thành