Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng
Tư tưởng và Thiên Chúa là các khái niệm chưa được những người nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức các khái niệm này, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục ở Việt Nam.
Sự thật là gì?
Để làm sáng tỏ tư tưởng và Thiên Chúa, trước hết cần làm rõ khái niệm “sự thật”. Sự thật bao hàm các thuật ngữ “sự” và “thật”. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), sự được hiểu là từ có tác dụng “danh hoá (sự vật hoá) một hoạt động, một tính chất”, tức là nói về sự vật vật thể, vật chất sống chưa thật ở bên trong thế giới, tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; thật được hiểu là “không dối trá, không giả tạo”, tức là nói về hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống không thật ở bên ngoài thế giới, tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật. Sự và thật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “sự thật” – khái niệm nói về sự vật, hiện tượng thực thể, ý thức sống thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, tri thức khoa học, liêm chính học thuật.
Vật chất sống chưa thật biểu hiện sự sống chưa chân thật của các nhóm (tập thể) trong thế giới tự nhiên; tinh thần sống không thật biểu hiện sức sống không chân thật của các cá nhân (cá thể) trong xã hội loài người; ý thức sống thật biểu hiện cuộc sống chân thật của các cộng đồng trong trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Tức là, sự thật biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật của các cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Mô hình sự thật được biểu thị như sau: bản chất sự thật – thực chất thật – tính chất thật sự. Trong mô hình này, bản chất sự thật là nói về sự sống chưa chân thật của các nhóm người; tính chất thật sự là nói về sức sống không chân thật của các cá nhân trong nhóm; còn thực chất thật là nói về cuộc sống chân thật của các cộng đồng người. Theo đó, thực chất thật là nói về chân lý của cuộc sống; hay chân lý chính là cuộc sống chân thật của cộng đồng người.
Tư tưởng là gì?
Từ khái niệm sự thật cho thấy rằng, tư tưởng con người biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu như sau: ý thức chưa chân thật của các nhóm trong cộng đồng người; ý thức không chân thật của các cá nhân trong nhóm; ý thức chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Ý thức chưa chân thật của nhóm biểu hiện bản chất tư tưởng chưa đúng đắn; ý thức không chân thật của cá nhân biểu hiện tính chất tư tưởng sai lầm; ý thức chân thật của cộng đồng biểu hiện thực chất tư tưởng đúng đắn.Tức là, tư tưởng biểu hiện thực chất ý thức chân thật, đúng đắn của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Điều đó cho thấy rằng, tư tưởng cá nhân, cá thể biểu hiện tính chất hình thức, sai lầm; tư tưởng nhóm, tập thể biểu hiện bản chất nội dung, chưa đúng đắn; còn tư tưởng cộng đồng, xã hội biểu hiện thực chất nguyên lý toàn diện, đúng đắn, dạng mô hình: tư tưởng nhóm, tập thể chưa đúng đắn – tư tưởng cộng đồng, xã hội đúng đắn – tư tưởng cá nhân, cá thể sai lầm.
Thiên Chúa là gì?
Từ khái niệm sự thật và tư tưởng được phân tích ở trên cho thấy rằng, Thiên Chúa biểu hiện mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu như sau: thuật ngữ “Thiên” biểu hiện ý thức sống chưa chân thật của các nhóm trong thế giới tự nhiên; thuật ngữ “Chúa” biểu hiện ý thức sống không chân thật của các cá nhân trong xã hội loài người; còn khái niệm Thiên Chúa biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của các cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Con người sống không chân thật thì không có lòng tin vào Chúa;con người sống chưa chân thật thì chưa có lòng tin vào Chúa; con người sống chân thật thì có lòng tin vào Chúa.Chúa là nói về cuộc sống chân thật của cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội. Con người sống không chân thật thì không có Chúa, tức không có con người tồn tại trong trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.
Hạn chế nhận thức tư tưởng,Thiên Chúa trên thế giới và ở Việt Nam
Hạn chế trên thế giới
Nhận thức sự thật tư tưởng và Thiên Chúa của công dân nói chung, người nghiên cứu nói riêng ở các quốc gia còn hạn chế. Do nhiều người không hiểu rõ khái niệm sự thật nên không hiểu rõ tư tưởng và Thiên Chúa; thiếu hiểu biết khái niệm tư tưởng và Thiên Chúa đã làm cho con người có tư tưởng giả dối, sống thiếu tình người, dẫn đến lòng tham không giới hạn về vật chất, tinh thần, đồng thời cướp đi cuộc sống hạnh phúc của nhiều người khác.
Thiếu hiểu biết sự thật tư tưởng và Thiên Chúa được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại chủ nghĩa, tư tưởng phản tiến bộ, như: tư tưởng độc tài, độc quyền, bạo lực; chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phân biệt chủng tộc, bá quyền, đế quốc, khủng bố; dẫn đến xung đột, nội chiến, chiến tranh giữa các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người.
Đặc biệt, thiếu hiểu biết sự thật tư tưởng và Thiên Chúa dẫn đến con người thiếu hiểu biết về cuộc sống của bản thân mình có mô hình như sau: bản chất sự sống của nhóm – thực chất cuộc sống của cộng đồng – tính chất sức sống của cá nhân.
Mô hình nêu trên cho thấy rằng, xã hội loài người là không thể phân chia ra thành các giai cấp, đẳng cấp; không thể người này thì có quyền, người kia thì không có quyền; không thể có sự độc quyền về tư tưởng, văn hoá, kinh tế, chính trị; con người sống trong cộng đồng phải có tình có lí, biết thương yêu nhau, có công bằng, bình đẳng và bác ái. Xã hội loài người tồn tại phụ thuộc vào nhau, đều phải tuân thủ quy luật và hiện thực phát triển khách quan; tức là, phụ thuộc vào “luật phát triển” của thiên nhiên và xã hội.
Hạn chế ở Việt Nam
Nhận thức tư tưởng và Thiên Chúa của công dân nói chung, đội ngũ cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên hay công tố viên), người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm tư tưởng cũng chưa được làm rõ về học thuật. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt, tư tưởng chỉ được nhìn nhận chung chung là sự “suy nghĩ hoặc ý nghĩ” chứ không nhìn nhận cụ thể là ý thức chân thật của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.
Hạn chế nhận thức sự thật tư tưởng và Thiên Chúa làm cho công dân, cán bộ không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tư tưởng con người và cuộc sống như sau: tư tưởng cá nhân gắn với sức sống trong thế giới tự nhiên; tư tưởng nhóm gắn với sự sống trong xã hội loài người; còn tư tưởng cộng đồng gắn với cuộc sống trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người.
Hạn chế nhận thức sự thật tư tưởng và Thiên Chúa làm cho nhiều công dân, cán bộ không phân biệt rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa bản chất nội dung sự thật của Phật, tính chất hình thức thật sự của Chúa, thực chất nguyên lý thật của cộng đồng người tồn tại ở giữa; không hiểu rõ khái niệm “chủ nghĩa” (ý thức, tư tưởng), hay không hiểu rõ khái niệm “chủ nghĩa yêu nước” (tư tưởng yêu nước), “chủ nghĩa nhân văn” (tư tưởng nhân văn).
Đặc biệt, hạn chế nhận thức sự thật tư tưởng và Thiên Chúa còn làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo, kể cả người nghiên cứu không hiểu biết rõ mối liên hệ giữa tư tưởng, chủ nghĩa, xã hội và tri thức khoa học như sau: tính chất hình thức “xã hội chủ nghĩa” (xã hội tư tưởng) gắn với tri thức không khoa học; bản chất nội dung “chủ nghĩa xã hội” (tư tưởng xã hội) gắn với tri thức chưa khoa học; thực chất nguyên lý “chủ nghĩa xã hội phát triển” (tư tưởng xã hội phát triển) gắn với tri thức khoa học.
Tức là, nhiều người lãnh đạo, nghiên cứu đã không hiểu rõ khái niệm “xã hội chủ nghĩa” biểu hiện tính chất không liêm chính học thuật, khái niệm “chủ nghĩa xã hội” biểu hiện bản chất chưa liêm chính học thuật, khái niệm “chủ nghĩa xã hội phát triển” biểu hiện thực chất liêm chính học thuật.Từ việc thiếu hiểu biết như vậy dẫn đến sự thiếu liêm chính học thuật của nhiều khái niệm khác có liên quan, được ghi nhận trong Hiến pháp, các văn bản luật, hành chính, như: “đi lên chủ nghĩa xã hội”;“kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”; “chế độ xã hội chủ nghĩa”; hay “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”;v.v…
Giải pháp khắc phục hạn chế nhận thức tư tưởng và Thiên Chúa ở Việt Nam
Xây dựng mô hình “tư duy thật” trong giáo dục và đào tạo.Tư duy thật gắn liền với tư duy sáng tạo.Xây dựng mô hình tư duy thật được coi là cơ sở khoa học để nhận thức đúng sự thật tư tưởng và Thiên Chúa.
Tuy nhiên, hiện nay tư duy thật chưa được những người nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “tư”biểu hiện bản chất nội dung tư duy chưa sáng tạo; thuật ngữ “duy”biểu hiện tính chất hình thức tư duy không sáng tạo; còn tư duy thật biểu hiện thực chất tư duy sáng tạo, dạng mô hình: nội dung tư duy chưa sáng tạo – nguyên lý tư duy sáng tạo– hình thức tư duy không sáng tạo.
Tức là, không xây dựng mô hình tư duy thật thì không nhận thức đúng sự thật tư tưởng và Thiên Chúa; chưa xây dựng mô hình tư duy chân thật thì chưa nhận thức đúng sự thật tư tưởng và Thiên Chúa; xây dựng mô hình tư duy thật thì nhận thức đúng sự thật tư tưởng và Thiên Chúa.
Thay lời kết
Tư tưởng và Thiên Chúa là các khái niệm biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật, sáng tạo của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Quốc gia không thể phát triển bền vững khi công dân, đội ngũ cán bộ trong chính quyền và xã hội không có sự chân thật và sáng tạo. Do vậy, nhận thức đúng tư tưởng và Thiên Chúa có ý nghĩa quan trọng, nhằm xây dựng, thực hiện các mục tiêu quốc gia phồn vinh, pháp quyền, dân chủ, bảo đảm cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân. Để bảo đảm đạt được các mục tiêu như vậy, những người nghiên cứu cần phải thật sự đổi mới sáng tạo về tư duy, xây dựng mô hình tư duy thật cho công dân, cán bộ trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển đất nước.
Nguyễn Hữu Đổng, tháng 12.2022
………………
Tài liệu tham khảo:
[1] Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
[2] https://vanhoavaphattrien.vn/chua-phat-va-phat-trien-van-hoa-a16944.html.
[3]https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/chong-tu-dien-bien/929915/gia-doi—thoi-xau-te-hai-nguoi-cong-san-can-loai-bo
[4] https://diendankhaiphong.org/tinh-thuc-tu-mot-giac-mo-hoang-tuong/.
[5] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt.Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005.